Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nhiều địa phương chưa công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp

Thứ bảy, 20/01/2024 19:01

TMO – Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của ao, hồ, đầm, phá đối với đa dạng sinh học, môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước đã rà soát, công bố danh mục các ao, hồ, đầm, phá không được san lấp, thu giảm diện tích mặt nước.

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đến ngày cả nước đã có 50 địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đã phê duyệt, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn. Cụ thể, gồm: Hà Nội, Bắc Kạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Điện Biên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Thuận, thành phố Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Đắc Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, TP. HCM, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp và Hậu Giang.

(Ảnh minh họa)

Cục Quản lý Tài nguyên nước cho biết, việc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế theo từng giai đoạn; xây dựng quy định quản lý, khai thác, sử dụng đối với các hồ, ao, đầm có giá trị về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Hiện còn 13 địa phương chưa công bố danh mục, gồm: Hòa Bình, Lai Châu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo các chuyên gia, ao, hồ, đầm, phá có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống đối với cả nông thôn và đô thị. Ở đô thị ao, hồ được ví như điều hòa làm mát không khí, giữ chức năng trong việc chống úng ngập cục bộ, giúp phát triển cây xanh, thảm cỏ, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên ở đô thị. Tại nông thôn, ao, hồ cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt...

Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn để xảy ra tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Việc san lấp ao hồ gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa dẫn đến việc các nguồn nước ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt, giảm khả năng cấp nước cho dân sinh, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, gia tăng tình trạng ngập, úng, giảm khả năng trữ nước mưa.

Để bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các hồ, ao, đầm, ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ những hành vi lấn chiếm hồ, ao, đầm, xây dựng công trình trái phép, xả nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Đối với việc khai thác, sử dụng hồ, ao, đầm trong danh mục không được san lấp vào các mục đích vui chơi giải trí, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch... phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong sinh hoạt, đời sống để chung tay giữ gìn ao, hồ trong khu dân cư, tuyệt đối không lấn chiếm sử dụng cho mục đích cá nhân; phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm quy định về quản lý, khai thác, sử dụng hồ, ao, đầm với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

 

 

NGÔ HUYỀN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline