Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 14:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ ba, 26/11/2024

Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2023 tăng 0,52%

Thứ ba, 10/10/2023 21:10

TMO - Tháng 9 được xem là tháng khắc nghiệt nhất trong mùa hè năm 2023 với nền nhiệt tăng khoảng 1,4 đô C so với nhiệt độ trung bình thời tiền công nghiệp.

Theo cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (Liên minh châu Âu), năm 2023 đang trên đà trở thành năm nóng kỷ lục với nhiệt độ trung bình toàn cầu tính đến thời điểm hiện tại cao hơn mức trung bình 0,52 độ C. Copernicus cho biết, nhiệt độ toàn cầu trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 cũng cao hơn 1,4 độ C so với mức trung bình thời tiền công nghiệp (từ những năm 1850 đến 1900), do biến đổi khí hậu đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức kỷ lục mới và các kiểu thời tiết ngắn hạn cũng thúc đẩy sự biến động nhiệt độ. Tháng 9 nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu, với nhiệt độ trung bình cao hơn 0,93 độ C so với nhiệt độ trung bình của cùng tháng năm 1991-2020 và nhiệt độ toàn cầu trong tháng nóng bất thường nhất trong trong bộ dữ liệu ERA5 được thu thập từ năm 1940 đến nay.

Nhật Bản, một trong những nước khu vực châu Á vừa trải qua đợt nắng nóng kỷ lục.

Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu kết hợp với sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết El Nino trong năm 2023 làm ấm nước bề mặt ở phía đông và trung tâm Thái Bình Dương, đã khiến nhiệt độ phá kỷ lục gần đây. Nhiệt độ chưa từng có vào thời điểm trong năm được quan sát vào tháng 9 đã phá vỡ kỷ lục với mức độ đáng kinh ngạc. Tháng khắc nghiệt này đã đẩy năm 2023 vào vị trí đầu tiên đáng ngờ - sắp trở thành năm nóng nhất và tăng khoảng 1,4 C so với nhiệt độ trung bình thời tiền công nghiệp.

Cũng theo các chuyên gia, Hai tháng kể từ COP28, cảm giác cấp bách về hành động vì khí hậu đầy tham vọng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Năm 2022 không phải là một kỷ lục, mặc dù thế giới ấm hơn 1,2C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Kỷ lục trước đó thuộc về năm 2016 và 2020 khi nhiệt độ trung bình cao hơn 1,25 độ C. Nhiệt độ mặt nước biển trung bình trong tháng 9 đạt 20,92 độ C, cao nhất kỷ lục trong tháng 9 và cao thứ hai trong tất cả các tháng, sau tháng 8 năm 2023.

Để giảm thiểu sự nóng lên của trái đất, các chuyên gia cho rằng, chính phủ các nước cần quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo dục về sự nóng lên toàn cầu; sử dụng đồ, sản phẩm tái chế, tăng diện tích trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, giảm phát thải trong sản xuất công, nông nghiệp, sử dụng bóng đèn led, sử dụng nguồn năng lượng sạch, hạn chế dùng điều hòa, hạn chế sử dụng túi nylon, tắt mọi nguồn điện khi không sử dụng, tăng sử dụng hoa quả trong chế độ ăn uống và tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.../.

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline