Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 08:11
Thứ hai, 13/12/2021 15:12
TMO - Kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích còn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số địa phương chưa tích cực, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để xử lý triệt để, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ từ kinh phí của Trung ương. Tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích giai đoạn 2016-2020 còn chậm do vướng mắc về cơ chế vốn…là những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020”.
Một số hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá kết quả và xác nhận hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm được ban hành. Nguyên nhân là do sự thay đổi quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 và việc ban hành các văn bản mới như Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, dẫn đến nhiều cơ chế chính sách về xử lý triệt để đã được luật hóa nhưng chưa được triển khai thực hiện đầy đủ, còn chậm trễ và chưa phát huy được kết quả như mong muốn.
(Ảnh minh họa)
Theo điểm 10, 12, mục VI của Quyết định số 1788/QĐ-TTg, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố là cơ quan chỉ đạo xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và định kỳ đánh giá, tổng hợp gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên một số địa phương chưa quan tâm thực hiện tốt chế độ báo cáo, báo cáo chưa bảo đảm chất lượng dẫn đến việc tổng hợp tiến độ xử lý triệt để của các cơ sở còn gặp nhiều khó khăn như: Đồng Tháp, Quảng trị, Sóc Trăng, Hậu Giang...
Kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích còn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số địa phương chưa tích cực, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để xử lý triệt để, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ từ kinh phí của Trung ương. Tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích giai đoạn 2016-2020 còn chậm do vướng mắc về cơ chế vốn (các dự án trong Chương trình chưa được các địa phương đề xuất vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020). Trong tổng số 308 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích chỉ có 48 cơ sở được hỗ trợ từ ngân sách trung ương.
Việc xử lý các cơ sở thuộc khu vực công ích bằng các biện pháp như đóng cửa, tạm đình chỉ hoạt động trên thực tế gặp nhiều khó khăn (không thể đóng cửa, tạm đình chỉ hoạt động đối với bệnh viện, bãi rác, cơ sở giáo dưỡng, lao động và xã hội, chợ…), không khả thi, thiếu kinh phí đầu tư xử lý, nhiều cơ sở gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng với tình hình thực tế dẫn đến làm chậm tiến độ xử lý.
Bên cạnh đó, Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020, thì chỉ lựa chọn và bố trí kinh phí xử lý triệt để 30 bãi rác theo Quyết định 1788/QĐ-TTg các bãi rác còn lại chưa có kinh phí xử lý. Tuy nhiên, Chương trình không phê duyệt danh mục các dự án thành phần nên các địa phương không có căn cứ pháp lý để phê duyệt dự án, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ nên chưa bố trí được kinh phí xử lý triệt để 30 bãi rác theo Quyết định số 807/QĐ-TTg nêu trên. Ngoài ra, các dự án thành phần của Chương trình chưa được các địa phương đề xuất trong danh mục các dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020 nên cũng khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai.
Với quy định ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ 50% kinh phí (theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng công ích, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg) thực hiện dự án xử lý ô nhiễm tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn đối ứng của địa phương (50% kinh phí còn lại) để triển khai dự án do hầu hết các dự án được đề xuất hỗ trợ đều ở các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách.
Một số địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ sở trên địa bàn, do vậy:
Không xử lý nghiêm đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung yêu cầu, tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường, hành vi không thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý ô nhiễm triệt để; không đưa các cơ sở công ích (như bãi rác, bệnh viện) vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm do tâm lý e ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mặc dù hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản chỉ đạo, đôn đốc;
Chưa quan tâm bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện xử lý các cơ sở thuộc khu vực công ích, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ từ Trung ương. Nhiều dự án đã được đầu tư, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Nguyên nhân là do các địa phương không bố trí, bố trí không đủ hoặc chậm bố trí kinh phí đối ứng để triển khai thực hiện dự án dẫn đến tiến độ dự án bị kéo dài; công trình đã được đầu tư nhưng không được đơn vị thụ hưởng duy trì, vận hành thường xuyên dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng; quá trình triển khai thực hiện dự án còn nhiều bất cập, đặc biệt có một số dự án không thu gom được nước thải về hệ thống xử lý; công suất hệ thống xử lý quá lớn so với lượng chất thải phát sinh thực tế nên gây khó khăn về kinh phí trong quá trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng;
Chưa thực hiện tốt công tác quy hoạch, dẫn tới tình trạng các nhà máy, cơ sở sản xuất vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư kéo theo nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác di dời.
Các cơ sở thuộc khu vực công ích, đặc biệt là các cơ sở, trung tâm y tế tuyến huyện hiện nay rất khó khăn về kinh phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải.
Nhiều bãi rác, đặc biệt là các bãi rác cấp huyện đã được đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, nhiều hạng mục không được thực hiện đầy đủ so với thiết kế đã được phê duyệt (ví dụ như: hệ thống xử lý nước rỉ rác, nhà điều hành khu xử lý, trạm cân, máy ép, đầm nén rác,…), ngoài ra nhiều địa phương đã được đầu tư kinh phí nhưng không lựa chọn được vị trí để xây dựng bãi rác mới thay thế bãi rác gây ô nhiễm môi trường nên để ô nhiễm kéo dài tại bãi rác cũ.
Một số doanh nghiệp chưa chủ động trong việc triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường triệt để, chưa lập hồ sơ đề nghị chứng nhận hoàn thành các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để được xem xét.
Lê Hùng
Bình luận