Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 00:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Nhân rộng mô hình trồng dừa hữu cơ

Thứ sáu, 03/12/2021 21:12

Trà Vinh - Sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh nên phát triển rất tốt, cho năng suất cao hơn từ 10-20% so với cách trồng truyền thống, ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích, vận động người dân nhân rộng mô hình này.

Mô hình dừa hữu cơ được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh hỗ trợ triển khai vào năm 2020 tại địa bàn xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần, với hơn 200 hộ tham gia trên tổng diện tích hơn 220 ha. Tham gia mô hình, nông dân được hướng dẫn về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dừa hữu cơ, được liên kết với Hợp tác xã Tân Thành bao tiêu sản phẩm, với mức giá đảm bảo cao hơn giá thị trường từ 5-10%.

Mô hình trồng dừa hữu cơ đang được nhân rộng ở Trà Vinh.

Một hộ trồng dừa hữu cơ ở xã Tân Hòa cho biết, trước đây hầu hết nhà vườn trồng dừa theo phương pháp truyền thống, sử dụng phân bón hoá học nên thời gian lâu dài vườn dừa kém phát triển, chất lượng trái cao. Khi tham gia mô hình, nhà vườn thực hiện các phương pháp như: không nuôi gia súc, gia cầm trên vườn dừa, không sử dụng phân hoá học, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học, chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh nên cây dừa phát triển rất tốt, cho năng suất trái cao hơn từ 10-20% so với cách trồng truyền thống.

Theo lãnh đạo UBND xã Tân Hòa, hiện nay nhiều hộ ở địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích dừa sẵn có sang trồng theo phương pháp hữu cơ. UBND xã đang khuyến khích các nhà vườn cải tạo diện tích vườn tạp, vườn dừa già cỗi để lập vườn dừa hữu cơ giống mới, kết hợp trồng xen các loại cây trồng khác để lấy ngắn nuôi dài, nâng cao thu nhập.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tổng diện tích trồng dừa trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng hơn 23.000 ha, với sản lượng cho trái gần 578.000 tấn/năm. Trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả, cây dừa là một trong số những cây trồng được ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ người dân thực hiện.

Hiện ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đang hỗ trợ nông dân liên kết cùng các doanh nghiệp trồng dừa hữu cơ để tạo sản phẩm sạch, tăng giá trị kinh tế cho người trồng. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích vườn dừa được trồng của tỉnh đạt khoảng 30.000 ha; trong này có 5.000 ha dừa hữu cơ được bố trí trồng tại nhiều huyện và thành phố Trà Vinh.  

 

Văn Mười

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline