Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 22:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ năm, 21/11/2024

Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ ba, 22/10/2024 14:10

TMO - Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường có chiều hướng tăng lên. Thực tế đó đòi hỏi các địa phương phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

Biến đổi khí hậu là thách thức đối với cuộc sống của con người và môi trường, không chỉ tác động riêng tới một quốc gia, một khu vực mà tác động đến toàn cầu. Biến đổi khí hậu gây ra các loại hình thiên tai mang tính cực đoan đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người và sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, thiệt hại do thiên tai gây ra ở nước ta rất nghiêm trọng. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, thiên tai làm hơn 80.630ha lúa, hoa màu, cây trồng thiệt hại; trên 59.200 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 2.280ha diện tích nuôi trồng thủy sản thiệt hại. Các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng, thiệt hại từ các loại hình thiên tai, nằm trong nhóm lớn nhất cả nước, trong đó, nhiều nhất là bão, lũ lụt, ngập úng.

Những năm gần đây, cũng như các địa phương khác trong khu vực, Quảng Bình là một trong những tỉnh thường xuyên chịu tác động và bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai; gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt phát triển kinh tế, xã hội. Từ năm 2010 đến nay, thiên tai đã làm 170 người chết, 1.071 người bị thương, trên 400.000 ngôi nhà bị ngập, hư hỏng; 27.657ha lúa, 15.545ha hoa màu, 8.148ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 504 tàu thuyền đánh bắt thủy sản bị chìm hoặc cuốn trôi. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 27.768 tỷ đồng. Thực tế đó đòi hỏi Quảng Bình phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai. 

Ngành Nông nghiệp Quảng Bình điều chỉnh lại cơ cấu giống cây trồng, chọn giống ngắn ngày đưa vào canh tác lúa. 

Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh xây dựng kế hoạch và giải pháp để triển khai, thực hiện nhiều mô hình sinh kế cho người dân với mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương. Việc triển khai các mô hình, chương trình sản xuất nông nghiệp đều dựa vào đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa phương với mong muốn hỗ trợ người dân thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình, thực tiễn cho thấy, đầu vụ Đông Xuân các loại cây mới gieo trồng, nhất là lúa thường bị chết do rét đậm, rét hại và ngập úng; cuối vụ Hè Thu thường bị mất mùa do mưa bão, lũ lụt sớm. Do vậy, Sở cùng với chính quyền các địa phương đã điều chỉnh lại cơ cấu giống cây trồng, chọn giống ngắn ngày đưa vào canh tác.

Vụ Đông Xuân chuyển từ sử dụng các giống lúa dài ngày sang sử dụng các giống trung và ngắn ngày chất lượng cao như: P6, PC6, HT1, QC03; vụ Hè Thu dùng các giống ngắn và cực ngắn ngày như: PC6, HT1, Bắc thơm 7, P6 đột biến để rút ngắn thời gian sinh trưởng. Ðịa phương đã điều chỉnh lịch thời vụ bằng cách vụ Đông Xuân xuống giống muộn để tránh thiệt hại do rét và ngập úng đầu vụ, còn hè thu thì gặt sớm (trước ngày 5 tháng 9 hằng năm) để tránh thiệt hại do bão và lũ lụt cuối vụ. 

Trên các cùng chiêm trũng của các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch... nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện các mô hình chuyển đổi trồng sen, mô hình lúa - cá, lúa - tôm...Để tránh thời điểm lũ lụt, các mô hình được Trung tâm hướng dẫn, bố trí lại cơ cấu mùa vụ hợp lý, nhờ đó vừa giúp bà con gia tăng giá trị kinh tế một cách hiệu quả vừa thích ứng với sự biến đổi của thời tiết. 

Gần đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình trồng tre lục trúc tại thôn Bàng, xã Hòa Trạch (Bố Trạch). Mô hình thực hiện nhằm chuyển đổi đất sản xuất vùng gò đồi kém hiệu quả sang trồng tre lục trúc lấy măng theo hướng hàng hóa, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị, ổn định bền vững. Đồng thời, nhân giống tre lục trúc để chủ động cung ứng nguồn cây giống tại chỗ có chất lượng cho người dân cũng như thử nghiệm mật độ trồng, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng phù hợp với điều kiện vùng gò đồi trên địa bàn tỉnh.

Với quy mô 2ha, hiện tại, tre lục trúc sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 98%, chiều cao cây 2-2,5m (đối với cây măng ra đợt 2) lá có màu xanh đậm, thân xanh, bộ rễ phát triển, thích nghi khá với các bất lợi của môi trường, như: Nắng nóng gay gắt kéo dài, gió, đất nghèo dinh dưỡng... Chị Lan Hương chủ của mô hình này cho biết: Sau hơn 2 năm thực hiện, những cây tre đã khép tán và cho những lứa măng đầu tiên. Mỗi ha đất trồng được 1.000 gốc măng, những gốc măng khi trưởng thành đâm chồi phát triển thành khóm tre với 20-30 cây, trung bình mỗi khóm tre cho thu hoạch từ 15-30kg măng tươi.

Măng được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 2-8 hàng năm, mỗi ha cho doanh thu khoảng 500 triệu đồng. Ngoài việc cung ứng măng tươi cho người tiêu dùng, công ty của chị Lan Hương còn sơ chế thành các sản phẩm như: măng hấp, măng chua… cho vào túi bảo quản chân không để phục vụ khách hàng. 

Mô hình trồng tre lục trúc tại thôn Bàng, xã Hòa Trạch (Bố Trạch) cho hiệu quả kinh tế ổn định, đặc biệt là thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Hay tại xã Hưng Trạch (huyện Bố Trạch) có một số diện tích bị đất đỏ bồi lắng với độ dày trên 1m khiến bà con lo lắng không yên vì không thể canh tác. Được sự hỗ trợ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện vận động người dân thực hiện mô hình trồng bí ngô trên vùng đất bồi lắng. 

Bên cạnh đó, Trung tâm còn cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp bám đồng ruộng với bà con để hướng dẫn kỹ thuật từ các khâu đào hố, trộn giá thể, gieo hạt, phòng trừ sâu bệnh cho đến tổ chức tiêu thụ bí ngọn, bí quả cho bà con. Mô hình đạt sản lượng và năng suất bí ngọn, bí quả đạt cao trên 8,5 tấn/ha, tạo được nguồn thu nhập cho người dân; đồng thời góp phần cải tạo được kết cấu đất để tiếp tục sản xuất cho các vụ tiếp theo. 

Trên vùng đất nhiễm mặn, tại huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ bà con thực hiện mô hình trồng cây dừa xiêm được đánh giá là thích nghi tốt với điều kiện nhiễm mặn. Tại các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Trạch và vùng miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa, trên cơ sở lợi thế điều kiện đất đai và tự nhiên, người dân đã thực hiện chuyển đổi sang trồng cây dược liệu (cà gai leo, thìa canh...); trồng cây ăn quả như ổi, mít ruột đỏ, na Thái, cam, bưởi. Đây là các cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm Israel, nhằm tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường, sản xuất tuần hoàn, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và giảm sức lao động.

Trong nhiều năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh người dân đã thực hiện các mô hình thích ứng biến đổi khí hậu rất hiệu quả, mang lại kinh tế cao như mô hình tre lục trúc, mô hình dưa lưới nhà màng, mô hình sen và một số mô hình cây ăn quả sản xuất theo hướng VietGAP. Ngoài những mô hình này, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Quảng Bình cũng khuyến khích người dân triển khai các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và sử dụng các chế phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn; trong đó, khuyến cáo người dân tuân thủ việc áp dụng khoa học kỹ thuật một cách nghiêm ngặt, đảm bảo thời vụ và chớp lấy thời cơ, thời tiết.../.

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline