Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 07:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Nhà cũ

Thứ năm, 25/11/2021 10:11

Mấy mẹ con tôi lâu lâu lại nhắc về căn nhà cũ. Nó vẫn bền bỉ neo lại trong thẳm sâu tâm tưởng những người đã gắn một phần đời ở nơi ấy. Một căn nhà nhỏ bé mà hàm chứa cả vùng trời ký ức vô tận. Và đôi khi, những kỷ niệm và cảm giác cũ lại làm tôi nhoi nhói trái tim mỗi khi nhớ về.

Nhà cũ ở cuối con đường ngoằn ngoèo nhỏ hẹp, sau lưng là cánh rừng xanh ngút ngàn. Giữa mảnh đất mà ông ngoại để lại cho mẹ, um tùm cây lá, tre trảy, mùa hè nắng hừng hực cháy đầu, mùa đông lạnh thấu xương. Trước nhà cũ là cây trâm thân to hơn vòng ôm con nít. Đàn kiến vàng cần mẫn bò trên cành nhánh, khéo léo kết lá cây thành nhiều cái tổ. Một năm hai mùa trái chín, chị em tôi chuyền tay nhau những chùm trâm mọng căng, ngọt lịm. Ăn xong thè lưỡi ra thấy một màu trâm chín tím tím, xanh xanh, mấy chị em ngồi cười ngặt nghẽo. Cây trâm ấy đã đổ xuống vào một đêm bão ngang qua xóm làng. Sáng tỉnh dậy, thấy mọi thứ ngổn ngang, xơ xác, tôi đã òa khóc vì thương cây.

Trước cây trâm là mảnh đất bốn mùa rau trái. Trên nền đất ủ rơm khô, mùa đông trỉa đậu phộng, mùa xuân gieo đậu xanh. Sau này, mẹ còn trồng thêm hoa lay ơn để bán vào những ngày giáp Tết. Vườn của mẹ có giàn khổ qua ra trái xanh lúc lỉu, hàng mía lóng dài ngọt thanh. Có đám cây dại bên rào, thấp thoáng những bụi cỏ mực mà ngày nhỏ tôi hay vò nát để cầm máu. Ở góc vườn, bụi chuối sứ ra búp hoa đỏ thẫm, đối diện hàng khoai sọ vừa dẻo vừa bùi, nhưng đào củ lên lại rất ngứa tay. Mảnh đất mà mẹ nâng niu, chăm chút từng ngày, cũng là nơi mẹ gửi gắm bao nỗi thương con khó nói hết. Bắt đầu từ ngày anh Hai tôi rời xa mẹ mãi mãi, rồi sau này là nỗi chênh chao, nhớ ba đứa con tháng ngày đèn sách nơi phố xá.

Mùa mưa, mái nhà bị dột trên, dột dưới, nước mưa rơi long tong vào mấy cái thau cũ kỹ. Ngày bão, cha mẹ thức trắng đêm lo cho ngôi nhà liêu xiêu, cố trụ lại giữa cơn giông gió tơi bời. Giấc ngủ của tôi cũng ẩm ướt, chập chờn trong tiếng gió thét gào ngoài cánh cửa, ngọn đèn dầu le lói thỉnh thoảng lại tắt phụt. Có những ngày, bữa sáng mẹ chỉ có thể nấu cháo đậu, cháo khoai để cả nhà lót dạ. Nhiều lần, mẹ lén mấy anh em tôi vào sau buồng ngồi khóc. Mẹ thường bảo, mấy chị em tôi lớn lên từ những ngày như thế, sau này mới biết quý giọt mồ hôi, quý từng đồng tiền, bát gạo.

 

Trần Văn Thiên

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline