Hotline: 0941068156
Thứ sáu, 22/11/2024 18:11
Thứ năm, 05/01/2023 13:01
TMO - Ngành công nghiệp dệt may được đánh giá là một trong những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm lớn, do đó việc tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi “xanh hóa” ngành mang tính phát triển bền vững, thân thiện với môi trường đang là xu hướng đối với ngành dệt may, đặc biệt đối với các thương hiệu thời trang và các nhà sản xuất lớn.
Trong chiến lược phát triển của ngành, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đặt ra kế hoạch xanh hóa đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam. Trong đó, chuyển đổi sử dụng nguyên liệu xanh trong ngành thời trang được xem là hướng đi tạo ra lợi ích kép vừa thân thiện môi trường vừa an toàn với sức khỏe người tiêu dung.
Những loại vải thân thiện môi trường là các chất liệu có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tái chế, an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng và quá trình sản xuất vải thân thiện với môi trường. Quy trình sản xuất những loại vải này đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt, nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng hóa chất độc hại, đồng thời tiết kiệm nước, giảm lượng khí thải và tái tạo đất.
Theo các chuyên gia, muốn phát triển bền vững ngành dệt may theo hướng "xanh hóa", đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư, đổi mới trang thiết bị hiện đại, đồng thời tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đa dạng hóa thị trường,... nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Ngoài ra, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể về quỹ đất, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, quỹ tài chính về môi trường,... để các doanh nghiệp theo hướng xanh có thể tiếp cận quỹ, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính thuận lợi, giá hợp lý hơn, đẩy nhanh quá trình đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Một số chất liệu vải thân thiện môi trường đang phổ biến hiện nay:
Vải lụa - Tơ lấy từ những con tằm chỉ sống bằng lá cây dâu tằm, có khả năng chống ô nhiễm và dễ trồng.
Lụa tơ sen - Vải được làm hoàn toàn từ sợi tơ sen nên quá trình sản xuất không có các chất thải. Cũng như các sản phẩm làm từ vải lụa tơ sen cũng có khả năng tự phân huỷ, nên không gây ra các tác động xấu cho môi trường
Vải linen (vải lanh) - được làm từ sợi cây lanh, có thể trồng mà không cần phân bón. Vật liệu tự nhiên này cũng có thể phân hủy sinh học. Vải linen có nguồn gốc thiên nhiên nên chắc chắn được đảm bảo về độ an toàn cho da, thân thiện môi trường
Vải sợi tre – có nguồn gốc tự nhiên, có khả năng từ phân hủy sau 5 năm, thân thiện với môi trường. Ngoài ra còn giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, an toàn với da người tiêu dung.
Vải recycle hay còn được gọi là vải tái chế trong ngành công nghiệp sản xuất vải. Loại vải này được tái sinh lại từ các chai nhựa, nilong đã qua sử dụng sau khi được khử khuẩn, làm sạch theo tiêu chuẩn.
Nhật Hạ
Bình luận