Hotline: 0941068156

Thứ hai, 12/05/2025 13:05

Tin nóng

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 12/05/2025

Nguồn lực cho bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Thứ hai, 22/05/2023 07:05

TMO - Việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rừng tự nhiên bị các tổ chức, cá nhân xâm phạm. Đồng thời, ý thức, vai trò, trách nhiệm bảo vệ, phát triển rừng của cộng đồng dân cư được nâng lên; huy động được nguồn lực lớn, thường xuyên cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu lực trên phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2011 theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ đã khẳng định hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi. Cùng với nguồn thu từ hai dịch vụ chủ yếu là thủy điện và nước sạch, thực hiện quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, hiện nay đã có thêm hai loại dịch vụ môi trường rừng mới là cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ nuôi trồng thủy sản đang được áp dụng triển khai rộng rãi trên toàn quốc.

Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc có mức thu lớn từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), công tác chi trả từ nguồn thu này đã thu hút một lực lượng lớn quản lý, bảo vệ rừng trong nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Đây cũng là một nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân. Số tiền được nhận từ dịch vụ môi trường rừng, còn giúp người dân mua cây giống để trồng rừng, chi trả cho việc chăm sóc cây rừng, tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng và mua sắm trang thiết bị, vật dụng để bảo vệ rừng hiệu quả.

Chính sách chi trả DVMTR góp phần huy động cộng đồng có trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng bền vững. 

Điện Biên là tỉnh với diện tích có rừng 412.350 ha, tỷ lệ che phủ đạt 42,96% trong đó 403.001 ha rừng tự nhiên và 78.041 ha rừng trồng 9.350 ha. Từ những con số này, chính sách chi trả DVMTR được kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Điện Biên, bởi đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Theo thống kê của ngành chức năng tỉnh, quý I/2023  tổng thu tiền DVMTR toàn tỉnh đến ngày 04/4/2023 là 240,105 tỷ đồng, trong đó, năm 2022 chuyển sang 232,698 tỷ đồng, thu năm 2023 là 7.407 tỷ đồng (đạt 2,87% kế hoạch năm). Tổng số tiền chi trả DVMTR là 1,455 tỷ đồng, trong đó: Chi quản lý 1,280 tỷ đồng, chi thanh toán DVMTR qua tài khoản, giao dịch thanh toán điện tử cho 290 chủ rừng đủ điều kiện chi trả các năm trước với số tiền 175 triệu đồng. Mở thêm 197 tài khoản; tổng số tài khoản đã mở tính đến ngày 04/4/2023 là 3.612/4.888 tài khoản (đạt 73,9%).

Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường, phối hợp thực hiện. Quý I/2023 đã tuần tra được 1.148 lượt; tổ chức tuyên truyền được 229 buổi; xây dựng 08 số phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, 05 chuyên mục, 17 bài, 03 tin tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR; cấp phát 20 sổ tay chi trả DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn thị xã Mường Lay và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo. 

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Điện Biên, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thật sự thu hút cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ và phát triển rừng, từ đó nâng cao thu nhập cho các hộ dân có rừng. Đến nay, nhiều hộ gia đình tại các huyện Mường Chà, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Lay... đã có cuộc sống thay đổi nhờ nguồn thu từ dịch vụ này, từ đó, đồng bào các dân tộc có nhận thức cao về diện tích rừng mình nhận khoán và tập trung đầu tư mua sắm phương tiện, vật dụng để bảo vệ rừng hiệu quả.

Cùng với đó, các địa phương có rừng đã ngày càng nâng cao công tác phát triển rừng.  Toàn tỉnh đã và đang triển khai 17 dự án trồng rừng, tập trung phát triển bền vững kinh tế dưới tán rừng thông qua các chương trình liên kết giữa hộ dân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã và giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác với các hộ dân có rừng, từ đó, đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp thông qua việc trồng cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng.

Ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao hiệu quả kinh tế từ khai thác bền vững tài nguyên rừng. 

Tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tích cực tham gia nhận khoán rừng, để hưởng lợi từ rừng. Các cộng đồng thôn bản khi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã được hưởng dịch vụ môi trường rừng, đồng thời được khai thác lâm sản phụ ngoài gỗ để tạo sinh kế, tăng thu nhập.

Đến nay, toàn tỉnh Điện Biên đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho 116 cộng đồng thôn bản, với trên 7.200 hộ tham gia nhận khoán, tổng diện tích rừng trên 48.500 ha. Việc giao khoán, thuê khoán rừng cho các cộng đồng thôn bản bảo vệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng được nâng cao. Rừng được bảo vệ tốt hơn, các vụ cháy rừng, phá rừng giảm qua các năm. 

Thời gian tới, để chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn ngày càng hiệu quả, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh sẽ tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Tăng cường tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR bằng các hình thức khác nhau gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng; kết hợp tập huấn về quản lý, sử dụng hiệu quả tiền DVMTR tại cộng đồng dân cư nhằm giúp người dân cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân sống gần rừng, khuyến khích họ tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR. Cùng với đó, thực hiện kiểm tra, giám sát bên cung ứng, sử dụng DVMTR đảm bảo việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đúng quy định, đạt hiệu quả.

 

 

Nguyễn Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline