Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Nghiên cứu phục tráng nguồn gen giống nông nghiệp đặc sản

Thứ bảy, 23/07/2022 06:07

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học - công nghệ. Theo đó, có 9 đề tài nghiên cứu phục tráng và phát triển nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản được lựa chọn.

Theo đó, giai đoạn từ năm 2023 - 2027, Bộ NN&PTNT sẽ nghiên cứu phục tráng, bảo tồn và phát triển nguồn gen nhiều giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản đặc sản tại nhiều vùng miền trên cả nước.

Cụ thể, về giống cây trồng nông nghiệp, có các đề tài: Nghiên cứu phục tráng và phát triển các giống vú sữa lò rèn, tím và bơ hồng tại Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu phục tráng và phát triển nguồn gen cây kiệu Bình Định tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Nghiên cứu phục tráng và phát triển các giống khoai môn Bảo Yên, khoai sọ Tủa Chùa và Hua Păng Mộc Châu tại vùng núi phía Bắc; Nghiên cứu phục tráng và phát triển sản xuất hàng hóa giống lúa nếp Cáy Nọi tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Ảnh minh họa 

Về giống cây trồng Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT có đề tài: Nghiên cứu phục tráng và phát triển nguồn gen nấm lim (Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst.) tạo sản phẩm OCOP. Về giống thủy sản, có các đề tài: Nghiên cứu phục tráng và phát triển nguồn gen cá mè hôi (Osteochilus melanopleurus) ở Đồng bằng sông Cửu Long; Nghiên cứu phục tráng và phát triển nguồn gen hải sâm đen (Holothuria leucospilota, Brandt, 1835). Đối với giống vật nuôi, Bộ có 2 đề tài là: Phục tráng và bảo tồn nguồn gen lợn lang hồng và lợn Vân Pa; Phục tráng và bảo tồn nguồn gen gà Bang Trới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ được Bộ phê duyệt không chỉ hướng đến việc phục tráng, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc sản tại các địa phương trên cả nước, mà còn góp phần tái tạo nguồn lợi, bảo đảm đa dạng sinh học.

Việc phục tráng và bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc sản còn hướng đến mục tiêu gia tăng giá trị và hiệu quả sản xuất hàng hóa. Từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho cư dân bản địa.

Để thực hiện các đề tài trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn và tổ chức tuyển chọn đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong danh mục, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt.

Hiện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) đang tổ chức tuyển chọn đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm để thực hiện 9 nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được tuyển chọn, trình Bộ NN&PTNT xem xét, phê duyệt. Thời gian thực hiện các đề tài sẽ bắt đầu từ năm 2023 và dự kiến hoàn thành từ 2 - 4 năm. 

 

 

Thanh Nga 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline