Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 10:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Nghệ An triển khai các giải pháp dập dịch tả lợn châu Phi

Thứ sáu, 29/12/2023 08:12

TMO - Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh hiện có hơn 100 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại 17 huyện, thành, thị. Tổng số lợn tiêu hủy gần 8.000 con.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và bùng phát mạnh trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2019 - 2020, trải qua 2 năm dịch tạm thời lắng xuống thì đến nửa cuối năm 2023 dịch lại bùng phát trở lại tại nhiều địa phương. Theo thống kê, đến cuối tháng 12/2023, toàn tỉnh có trên 100 ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày tại 17 huyện, thành, thị bao gồm: Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, TP.Vinh, Quế Phong, Quỳ Hợp, Con Cuông, Quỳnh Lưu, T.X Cửa Lò, T.X Hoàng Mai, Tân Kỳ, TX. Thái Hoà.

Toàn tỉnh đã tiêu huỷ gần 8.000 con lợn với tổng trọng lượng trên 460 tấn. Đây là thiệt hại không hề nhỏ đối với các hộ dân và trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Các huyện có số ổ dịch nhiều bao gồm: Đô Lương (13 ổ dịch, tiêu huỷ trên 1.000 con); Yên Thành (13 ổ dịch, tiêu huỷ gần 700 con); Anh Sơn (11 ổ dịch, tiêu huỷ gần 3.500 con); Thanh Chương (10 ổ dịch, tiêu huỷ gần 600 con); Nghi Lộc (13 ổ dịch, tiêu huỷ 420 con)...

Các địa phương sử dụng vôi bột để tiêu huỷ lợn và khử trùng khu vực chăn nuôi. Ảnh: QA.

Hiện nay, công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi đang được các địa phương và người dân quan tâm, nhất là trong thời điểm dịch vẫn diễn biến phức tạp gần dịp Tết đến Xuân về. UBND tỉnh Nghệ An vừa quyết định cấp 5.000 lít hoá chất Han-Iodine 10% từ nguồn dự trữ quốc gia cho 7 địa phương phòng chống dịch bao gồm: Anh Sơn, Tp. Vinh, Yên Thành, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương. Trong đó, huyện Yên Thành được cấp nhiều nhất với gần 1.500 lít. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tỉnh Nghệ An đã cấp hơn 20.000 lít hoá chất từ các đợt trước để phân khai cho các địa phương phòng dịch.

Đối với vôi bột khử khuẩn, hiện nay, các địa phương đang tự trích kinh phí để mua hỗ trợ bà con. Các biện pháp phòng chống dịch đang được thực hiện đồng bộ tại địa phương. Đối với những con lợn có triệu chứng, người dân báo lên chính quyền địa phương để cử cán bộ thú y xuống lấy mẫu. Sau khi mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi sẽ tiến hành khoanh vùng, sát trùng khử khuẩn khu vực chăn nuôi và tiêu huỷ lợn theo quy định. Bên cạnh đó, địa phương sẽ lập chốt kiểm dịch, kiểm soát người và phương tiện ra vào vùng dịch, đảm bảo lợn bệnh, chết sẽ không bị buôn bán ra ngoài thị trường, hạn chế tối đa dịch lây lan.

Huyện Anh Sơn có 11 ổ dịch tại các xã: Long Sơn, Phúc Sơn, Hội Sơn, Thạch Sơn, Cao Sơn, Tam Sơn, Tào Sơn, Lĩnh Sơn, Bình Sơn, Đức Sơn, Lạng Sơn. Đây cũng là địa phương có dịch tả lợn châu Phi diễn biến khá phức tạp. UBND huyện Anh Sơn cho biết, từ thời điểm tái xuất hiện dịch trên địa bàn, huyện đã trích 542 triệu đồng để mua vôi bột hỗ trợ cho toàn bộ các xã, kể cả các xã chưa có dịch để phòng dịch. Ngoài ra, huyện cũng khuyến cáo các xã, người chăn nuôi tiếp tục chủ động mua thêm hoá chất, vôi bột để dập dịch trong thời gian sớm nhất. Ngoài sử dụng vôi bột, hoá chất để phòng dịch thì huyện cũng yêu cầu các xã thực hiện tốt việc trực chốt tại 36 điểm chốt trên địa bàn. Khi phát hiện việc vận chuyển, mua bán lợn ra vào vùng dịch thì phải ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định.

Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát tiến tới dập dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. 

Tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-UBND về việc “Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn”. Theo đó, yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã, lực lượng chức năng tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Địa phương nào chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, để dịch lây lan diện rộng, tỷ lệ tiêm phòng thấp, không chỉ đạo quyết liệt, không chấn chỉnh việc vứt xác động vật ra ngoài môi trường thì Chủ tịch UBND cấp huyện, xã đó phải chịu trách nhiệm.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cho biết, đơn vị này đã đề nghị các huyện, thành, thị trên địa bàn thống kê số lượng heo mắc dịch tả heo châu Phi, trâu bò mắc viêm da nổi cục đã tiêu hủy trong 3 năm qua để chi trả tiền hỗ trợ. Theo quy định ban hành tại nghị định 02 năm 2017 của Chính phủ, người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ mức 38.000 đồng/kg với heo; 45.000 đồng/kg với trâu bò phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy.

Trong đó, năm 2019 và 2020, Nghệ An đã chi trả gần 150 tỉ đồng cho người dân có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi phải tiêu hủy. Từ năm 2021 đến nay, dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò vẫn tiếp tục xảy ra rải rác, dù đã giảm hơn so với năm 2019 và 2020. Ước tính số tiền hỗ trợ cho người dân đã tiêu hủy heo và trâu bò mắc dịch bệnh là gần 100 tỉ đồng, song đến nay vẫn chưa được chi trả. 

Trước đó, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp có nguy cơ lan rộng gây nguy hiểm cho đàn lợn và ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch lây lan, dập dịch triệt để tại gốc. Cụ thể, đã thành lập các tổ phản ứng nhanh, báo cáo, xử lý ổ dịch khi mới phát hiện, tiêu hủy triệt để lợn bệnh, lợn chết đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học, tránh làm lây lan dịch bệnh.

UBND các xã huy động lực lượng của địa phương kiểm tra, giám sát, kịp thời thu gom, tiêu hủy xác động vật ngoài môi trường (sông, ngòi, kênh, mương, bãi rác...). Tuyên truyền người dân chủ động phòng bệnh, không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chủ động bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch (kinh phí hoạt động đoàn liên ngành, tổ, chốt kiểm soát dịch bệnh, kinh phí mua vật tư, vôi bột, hoá chất, vắc xin…); kinh phí triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Rà soát, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

 

 

Nguyễn Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline