Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 22:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Nghệ An hướng tới mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp bền vững

Thứ sáu, 10/03/2023 04:03

TMO - Sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước, việc triển khai hiệu quả các phương án trong quản lý, bảo vệ rừng giúp tỉnh Nghệ An hướng tới mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp bền vững. Qua đó, góp phần bảo tồn tính trọn vẹn của hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Nghệ An là địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước với 1.008.740,67 ha. Trong đó, rừng tự nhiên 788.991,10 ha, rừng trồng 173.905,87 ha, rừng trồng chưa thành rừng 45.843,70 ha; độ che phủ rừng đạt 58,41%. Hiện nay, công tác quản lý và bảo vệ rừng được phân thành 4 nhóm. Nhóm các chủ rừng có lực lượng Kiểm lâm trực thuộc (Vườn Quốc gia Pù Mát và 2 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Pù Hoạt) được giao quản lý 277.435,64 ha; nhóm các chủ rừng là hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản, UBND các xã quản lý 550.625,85 ha; nhóm các chủ rừng là lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế khác được giao quản lý 31.999,31 ha. Nhóm còn lại, gồm 19 chủ rừng là tổ chức nhà nước được các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng quản lý bảo vệ 427.698,67 ha. 

Tỉnh Nghệ An tập trung quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên. 

Thời gian tới, tỉnh Nghệ An tập trung quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, trong đó: đối với rừng đặc dụng, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhất là tại vườn Quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt; đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên chú trọng công tác bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng và các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp.

Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự. Phát triển lâm nghiệp cộng đồng; đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lý rừng, như: xây dựng các mô hình gắn kết cộng đồng địa phương tham gia và chia sẻ lợi ích công bằng vào công tác quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm nâng cao mức độ tham gia của các cộng đồng địa phương, giảm xung đột và nâng cao hiệu quả quản lý; đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Khoanh nuôi và làm giàu rừng đối với diện tích 78.567,28 ha rừng thuộc nhóm đất chưa có rừng hiện nay để bảo đảm đến năm 2030 toàn bộ diện tích rừng này được phục hồi và được tính vào diện tích có rừng. Đẩy mạnh nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, ưu tiên phát triển giống được sản xuất từ cây mô, hom để trồng rừng sản xuất. Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Triển khai trồng rừng sau khai thác trắng với quy mô bình quân 17.000 ha/năm, trong đó khoảng 1/3 là diện tích trồng rừng gỗ lớn.

Quan tâm trồng các giống cây bản địa, cây đa mục đích, cây cho các sản phẩm quả, hạt và các lâm sản ngoài gỗ khác. Mở rộng diện tích trồng các cây dược liệu, đặc sản và lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất rừng của tỉnh theo 02 hướng: Trồng cây dược liệu, cây đặc sản ở vùng núi cao, như Chè hoa vàng, Đẳng sâm ở huyện Quế Phong, Sâm Puxailaileng ở huyện Kỳ Sơn; Phát triển diện tích trồng tre nứa, như lùng ở huyện Quế Phòng, tre mét ở các huyện Con Cuông và Tương Dương. Đẩy mạnh hoạt động trồng cây phân tán nhằm tạo bóng mát và môi trường, cảnh quan xanh sạch đẹp ven đường giao thông, các nơi công cộng, du lịch... trong toàn tỉnh với số lượng cây bình quân đạt 5 triệu cây/năm.

Khai thác hiệu quả kinh tế rừng là một trong những mục tiêu trong phát triển ngành lâm nghiệp bền vững. 

Phương án khai thác sản phẩm và dịch vụ từ rừng được xác định: Đối với hoạt động khai thác gỗ: quy mô sản lượng gỗ khai thác ở giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân khoảng 2,1 triệu m3 /năm; ở giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 2,7 triệu m3 /năm. Hoạt động khai thác tuân thủ quy định theo pháp luật hiện hành. Đối với hoạt động khai thác mây tre và lâm sản ngoài gỗ: Gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi, tránh tình trạng tận thu gây cạn kiệt tài nguyên. Ngoài mây tre, các lâm sản ngoài gỗ khác có tiềm năng khai thác bao gồm lá dong, mộc nhĩ, măng tươi và các lâm sản ngoài gỗ là cây dược liệu, khoảng 25.000 ha thông nhựa. 

Phát triển trồng rừng thâm canh, sử dụng các loại giống tiến bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn và diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững nhằm phát huy lợi thế về đất đai, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế từ rừng trồng. Áp dụng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trong các khâu từ trồng đến tiêu thụ nguyên liệu và chế biến gỗ thông qua các xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại quy mô lớn; thúc đẩy các hoạt động ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy và cơ sở chế biến và thương mại lâm sản; Mở rộng diện tích rừng trồng nguyên liệu gỗ tập trung theo vùng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030 đạt khoảng 250 nghìn ha, trong đó diện tích rừng gỗ lớn là 80 nghìn ha (chiếm 32% tổng diện tích).

Lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, đặc điểm tự nhiên của địa bàn trồng (đất đai, khí hậu,…) trong đó ưu tiên phát triển diện tích rừng Keo các loại (chiếm khoảng 80% diện tích trồng rừng nguyên liệu) tại các huyện như Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Yên Thành, thị xã Thái Hoà; diện tích trồng các loài cây bản địa chiếm khoảng 15% phân bố ở các huyện vùng núi cao, như Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn; diện tích trồng các loài cây nguyên liệu gỗ khác chiếm khoảng 5% và phân bố ở các huyện miền núi thấp và vùng đồng bằng, ven biển.

Lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác giám sát, bảo vệ hiện trạng rừng. Ảnh: BNA. 

Hướng tới mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, tỉnh Nghệ An định hướng phát triển không gian sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030 chia thành các tiểu vùng sau: Tiểu vùng núi cao: Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, khoanh nuôi nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên trong các khu rừng vành đai biên giới, rừng đặc dụng (VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Hoạt, Khu BTTN Pù Huống) để bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển, nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là trồng rừng gỗ lớn, đẩy mạnh trồng mới các loài cây Tre, Mét hỗn giao trong vùng rừng ẩm và ven các hồ, đập; phục tráng và sử dụng bền vững diện tích rừng Lùng đặc hữu tự nhiên có.

Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng, cảnh quan thiênnhiên, hệ sinh thái rừng và giá trị thương hiệu của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm cải thiện đời sống cho cộng đồng các dân tộc trong khu vực và thực thi hiệu quả và đầy đủ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với du lịch sinh thái và tín chỉ carbon. Khai thác vùng đất có tiểu khí hậu đặc trưng để phát triển các loài dược liệu đặc hữu, quý hiếm, các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao dưới tán rừng tự nhiên để làm giàu rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới; Xây dựng và phát triển chuỗi các sản phẩm lâm sản ngoài.

Tiểu vùng trung du, miền núi thấp: Tập trung phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung, mở rộng diện tích trồng và chuyển hoá rừng gỗ lớn, diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất; đảm bảo duy trì diện tích rừng trồng nguyên liệu trên 250.000 ha của vùng nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Phát triển các loài dược liệu, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, kết hợp phát triển chăn nuôi gia súc, con đặc sản có quy mô trang trại tập trung trên đất thuộc quy hoạch rừng sản xuất kết hợp bảo vệ và phát triển rừng... 

Tiểu vùng đồng bằng, ven biển: Bảo tồn và sử dụng có hiệu quả các khu rừng đặc dụng văn hóa, di tích lịch sử; xây dựng các khu rừng sinh thái, cảnh quan ven biển; bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển hiện có nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát triển rừng sản xuất, rừng nguyên liệu, nâng cao năng suất rừng trồng bằng các biện pháp trồng rừng thâm canh; quản lý, bảo vệ và khai thác có hiệu quả gần 25.000 ha rừng thông nhựa gắn với chế biến, tạo chuỗi sản phẩm từ nhựa thông...

 

 

Bùi Nam 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline