Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Ngày làm việc thứ hai Hội thảo quốc tế “Tác động của ô nhiễm môi trường với ĐDSH và SK con người”

Thứ sáu, 11/03/2022 15:03

TMO – Trong phiên làm việc thứ hai, các đại biểu tham gia hội thảo sẽ tập trung thảo luận 9 nhóm nội dung, đây là những báo cáo nghiên cứu, đánh giá thực trạng và giải nhằm giảm thiểu tối đa tác động của ô nhiễm môi trường với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chủ trì hội thảo.

Trong những năm gần đây, các hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Nông, Lâm nghiệp; khai khoáng, sản xuất công nghiệp…thiếu tính hợp lý đang làm tăng nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường sống của các loài động, thực vật. Đối với con người, các hoạt động gây ô nhiễm làm kéo giảm tuổi thọ và là tác nhân tạo ra nhiều căn bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với người lớn tuổi, phụ nữa mang thai, trẻ em và những người mang bệnh lý nền. Những vấn đề mang tinh khái quát trên được thể hiện rõ trong các bài tham luận, các báo báo nghiên cứu được trình bày trong hội thảo.

Điểm cầu Hà Nội.

Theo đó, trong phiên làm việc chiều nay 11/3, sẽ có 9 báo cáo nghiên cứu, bài tham luận được trình bày trong hội thảo. Cụ thể gồm: Báo cáo về đa dạng sinh học của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh; Ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam và giải pháp Bảo vệ Môi trường giai đoan 2021-2025 của GS.TS Đặng Kim Chi; Tác động của ô nhiễm môi trường đến đa dạng sinh học ở Việt Nam và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của GS.TS Nguyễn Quảng Trường;

Tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe và đa dạng sinh học của TS. Hoàng Dương Tùng; Rác thải nhựa ở Việt Nam - hiện trạng và các giải pháp giảm thiểu trong giai đoạn 2020-2025 của TS. Nguyễn Thế Đồng; Ảnh hương của ô nhiễm môi trường và đa dạng sinh học của PGS.TS Trần Ngọc Hải; Khoảng trống dữ liệu về tác động của ô nhiễm môi trường tới đa dạng sinh học, sức khỏe cộng đồng và đề xuất các dự án trong tương lai của PGS.TS Phùng Chí Sỹ; Kiến nghị về ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam của PGS.TS.BS Nguyễn Huy Nga.

Trước đó, trong phiên làm việc buổi đầu tiên (10/3), 10 báo cáo nghiên cứu đã được các tác giả trình bày trong hội thảo, trong đó có báo cáo “Phân tích toàn cầu về tác động của Ô nhiễm môi trường đối với Đa dạng sinh học” và “Kết quả đánh giá tại Việt Nam” của Hội Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên – Anh Quốc (JNCC); Báo cáo “Đánh giá tác hại của ô nhiễm môi trường không khí đối với ĐDSH, sức khỏe con người và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác hại trong giai đoạn 2022 – 2025” của GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng; Báo cáo “Đánh giá tác hại của ô nhiễm nguồn nước đối với ĐDSH, sức khỏe con người và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác hại trong giai đoạn 2022 – 2025” của GS.TSKH. NGND Trần Hiếu Nhuệ; Báo cáo “Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân tại thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng giải pháp bảo vệ sức khỏe người dân” của GS.TS Nguyễn Văn Phước…

Theo TS. Nguyễn Ngọc Sinh, những báo cáo, tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học trình bày trong hội thảo cũng như ý kiến thảo luận của các đại biểu đã nói lên những tâm tư, nguyện vọng và sự tâm huyết của các nhà khoa học và đông đảo những người yêu quý thiên nhiên môi trường trước những tác động từ ô nhiễm môi trường. TS. Nguyễn Ngọc Sinh cho biết thêm, nội dung của hội thảo lần này ngoài làm cơ sở kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xem xét điều chỉnh cơ chế chính sách để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, hội thảo còn là hành động thiết thực để tiếp tục vận động cộng đồng, xã hội nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường, đồng thời gửi đi thông điệp “Bảo vệ thiên nhiên môi trường – hãy hành động ngay”.

Hội thảo quốc tế “Tác động của ô nhiễm môi trường với đa dạng sinh học và sức khỏe con người” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAPH) và Ủy ban Bảo tồn Thiên nhiên chung (JNCC - Joint Nature Conservation Committee) tổ chức trong 2 ngày 10-11/3/2022.

 

Phạm Dung – Lan Hương

 

Ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và sức khỏe con người

Ô nhiễm đất và chất thải Nông, Lâm nghiệp đe dọa hàng trăm loài động, thực vật

Báo cáo phân tích ô nhiễm quốc gia thí điểm Việt Nam

Hội thảo quốc tế “Tác động của ô nhiễm môi trường với đa dạng sinh học và sức khỏe con người”

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline