Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 11/05/2024 19:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 11/05/2024

Ngành Nông nghiệp hướng đến mục tiêu xuất khẩu 54 tỷ USD

Thứ hai, 02/10/2023 08:10

TMO - Năm 2023, ngành Nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 53 - 54 tỷ USD.

Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 9 tháng của năm 2023, ngành Nông nghiệp đạt tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực như: Trồng trọt tăng 2,6%, cao trong nhiều năm trở lại đây, ngành chăn nuôi tăng 5,1%, lâm nghiệp tăng 3,2% và thủy sản tăng 3,6%. Cùng với đó, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp trong 9 tháng cũng đạt cao, khoảng 1,1 triệu tỷ đồng. Ngành bảo đảm an ninh lương thực, thị trường xuất khẩu có tín hiệu tốt, nhất là trong tháng 9, xuất khẩu gỗ đã tăng trở lại, ngành thủy sản chỉ giảm nhẹ.

Về tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản, trong 9 tháng năm 2023 ước đạt 68,92 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu 38,48 tỷ USD, nhập khẩu 30,44 tỷ USD, xuất siêu 8,04 tỷ USD tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 9/2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng 8/2023 và tăng 22% so với tháng 9/2022. Trong đó, nhóm nông sản 2,45 tỷ USD, tăng 46,9% so với T9/2022; chăn nuôi 45,3 triệu USD, tăng 32,6%; lâm sản 1,28 tỷ USD, tăng 7,3%; thủy sản 850 triệu USD, giảm 0,8%; đầu vào sản xuất 166,5 triệu USD, giảm 5,5%.

Rau quả là ngành hàng xuất khẩu nông sản chủ lực, dự báo mang về 5 tỷ USD. 

Lũy kế 9 tháng năm 2023, do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm sâu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm thuỷ sản 6,64 tỷ USD, giảm 21,7%; lâm sản 10,44 tỷ USD, giảm 20,6%; đầu vào sản xuất 1,49 tỷ USD, giảm 20,2%. Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng cao: nông sản đạt 19,54 tỷ USD trong 9 tháng, tăng 16,7% và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính giảm: Cao su 1.335 USD/tấn, giảm 18,7%; Chè 1.711 USD/tấn, giảm 2,3%; Hạt điều 5.722 USD/tấn, giảm 4,5%; Hồ tiêu 3.309 USD/tấn, giảm 25,1%; sắn và sản phẩm từ sắn 420 USD/tấn, giảm 4,8%... Riêng giá gạo 553 USD/tấn, tăng 14% (có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn) và cà phê 2.499 USD/tấn, tăng 9,9%.

Về thị trường 9 tháng của năm 2023, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 18,71 tỷ USD, tăng 4,9%; châu Mỹ 8,73 tỷ USD, giảm 22,5%; châu Âu 4,17 tỷ USD, giảm 11,2%; châu Phi 809 triệu USD, tăng 18,8%; châu Đại Dương 570 triệu USD, giảm 18,6%. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất; giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8%; Hoa Kỳ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.

Lúa gạo là một trong những điểm sáng về xuất khẩu trong 9 tháng của năm 2023. 

Năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 53 - 54 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42,0%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 78%. Với kết quả xuất khẩu nói trên, trong 3 tháng còn lại của năm, nếu mỗi tháng ngành nông nghiệp xuất khẩu đạt 5 tỷ USD thì cả năm sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 54 tỷ USD, đúng mức Thủ tướng Chính phủ giao.

Về xuất khẩu rau quả, Bộ NN&PTNT nhìn nhận, từ nay đến hết năm 2023, xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng mạnh. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ sẽ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn lượng rau quả từ Việt Nam để tiêu thụ trong các lễ hội cuối năm. Trong khi đó, cuối năm cũng là mùa thu hoạch của nhiều loại rau quả với sản lượng cả nước khoảng 7,6 triệu tấn. Cụ thể, đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng giá trị ngành hàng rau quả những tháng cuối năm vẫn là sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu rau quả năm 2023 có thể đạt trên 5 tỷ USD.

Đề cập các giải pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực thi trong quý IV, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Cục Trồng trọt theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp,  đặc biệt lưu ý đảm bảo nguồn nước cho sản xuất lúa tại các tỉnh Bắc Trung bộ và tăng cường công tác bảo vệ thực vật. 

Đối với chăn nuôi, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm; tăng cường chỉ đạo nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAP, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hoàn... trên các đối tượng vật nuôi. Ngành thủy sản tập trung kiểm soát các hành vi nghiêm trọng về khai thác IUU, ngặn chặn tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác trái phép vùng biển nước ngoài. Chuẩn bị nội dung để tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu trong tháng 10/2023.

Về phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản thời gian tới Bộ sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu... Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới.

Về thị trường trong nước, sẽ theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng phương án chuẩn bị hàng hóa, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước các dịp lễ cuối năm.

Tháng 10 và tháng 11, dự báo thiên tai mưa bão, ngập lụt sẽ diễn biến phức tạp. Do đó, Bộ sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn; chỉ đạo ứng phó kịp thời, hỗ trợ các cấp chính quyền và người dân chủ động chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và khắc phục hậu quả mưa bão tại các tỉnh miền Trung. Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ; ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

 

 

Thu Nga 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline