Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/04/2025 22:04

Tin nóng

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Thứ bảy, 26/04/2025

Ngành hàng cá tra quyết tâm vượt khó đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022

Thứ ba, 01/03/2022 16:03

TMO - Năm 2022, ngành hàng cá tra được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Toàn ngành sẽ tập trung nâng cao chất lượng con giống, vận động các doanh nghiệp chế biến quan tâm xây dựng các vùng nuôi liên kết một cách chặt chẽ, đồng thời, theo dõi sát diễn biến của các thị trường để đáp ứng yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.

Từ đầu năm 2022, giá cá tra đã tăng rất cao là cơ hội để người dân, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, giá cao, tăng trưởng nóng cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy như: tình trạng lạm dụng trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm có thể bị giảm sút, gây mất ổn định ngành hàng...

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tháng mùa khô năm 2022, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long khả năng thiếu hụt từ 10-15% so với trung bình nhiều năm. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng tập trung trong khoảng tháng 2 đến tháng 4. Nguồn nước giảm và tình trạng xâm nhập mặn là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro về dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mà nước ta tham gia vừa là thách thức, vừa là cơ hội để sản phẩm cá tra Việt Nam tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường như: EU, Hoa Kỳ,... Tuy nhiên, những yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngành hàng cá tra nước ta phải nỗ lực để đáp ứng.

Trước những thách thức trên, trong năm 2022, ngành hàng cá tra vẫn đề ra mục tiêu phấn đấu sản lượng thương phẩm đạt từ 1,6-1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.

Ngành hàng cá tra phấn đấu vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022

Để khắc phục những khó khăn và phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng, Tổng cục Thủy sản cho biết, toàn ngành sẽ tập trung nâng cao chất lượng giống cá tra. Trong đó, tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai Đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, đặc biệt đối với tỉnh Đồng Tháp.

Bên cạnh đó, toàn ngành hàng cá tra sẽ vận động các doanh nghiệp chế biến thủy sản quan tâm xây dựng các vùng nuôi liên kết một cách chặt chẽ, gắn kết với cơ sở nuôi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát theo dõi quá trình thực hiện sản xuất. Đồng thời, khuyến cáo đến các hộ nuôi chưa tham gia liên kết với doanh nghiệp, tạm thời chưa thả cá lại, tiến hành nâng cấp điều kiện nuôi, tìm kiếm hình thức liên kết phù hợp để đảm bảo có kế hoạch sản xuất ổn định, hạn chế rủi ro do tác động của dịch Covid-19.

Đối với thị trường xuất khẩu, ngành hàng cá tra sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để ứng phó nhanh; đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các quốc gia nhập khẩu để sẵn sàng xuất khẩu ngay khi có thời cơ. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm tiện lợi cho người tiêu dùng, trọng lượng phù hợp với bữa ăn gia đình và theo từng phân khúc thị trường.

Đáng chú ý, toàn ngành hàng cá tra sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với chuỗi xuất khẩu - nhà máy chế biển – cơ sở nuôi, ao nuôi đã được cấp mã số nhằm minh bạch thông tin.

Hiệp hội cá tra cần vận động, tuyên truyền các hội viên thực hiện nghiêm các quy định tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt liên quan đến: sử dụng hóa chất, kháng sinh theo đúng quy định. Cơ sở nuôi cá tra nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm. Khuyến khích các cơ sở nuôi nhỏ lẻ tham gia liên kết sản xuất, chỉ thả nuôi khi có hợp đồng bao tiêu với nhà máy nhằm hạn chế rủi ro trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch.

Cùng với những giải pháp mang tính chiến lược ở trên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra thì vai trò của các doanh nghiệp, hộ nuôi cũng được nhấn mạnh. Theo đó, các đơn vị này cần thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện nuôi cá tra, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm thiểu rủi ro, giảm giá thành sản xuất, nuôi có chứng nhận để nâng cao giá trị sản phẩm. Tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi cá tra, thực hiện truy xuất nguồn gốc.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline