Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 02:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Ngành gỗ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu

Thứ hai, 11/03/2024 13:03

TMO - Từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có tín hiệu khả quan, tuy nhiên trước nhận định về nhiều khó khăn doanh nghiệp cần tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới để gia tăng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. 

Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2023 có mức giảm lịch sử đến 15,4%. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 9,1 tỷ USD giảm 17,5%, gỗ đạt 4,3 tỷ USD giảm 12,4%, lâm sản ngoài gỗ đạt 1,0 tỷ USD giảm 7,7 % so với năm 2022. Thị trường EU giảm lớn nhất với 38,2% so với năm 2022, tiếp đến là thị trường Hàn Quốc giảm 18,8%, thị trường Hoa Kỳ giảm 14,67%, thị trường Trung Quốc giảm 14,5%, thị trường Nhật Bản giảm 7,5%.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, tại thị trường Hoa Kỳ, do các quy định về nguồn gốc gỗ nguyên liệu ngày càng chặt chẽ hơn. Bộ Thương mại Mỹ đang sửa đổi, bổ sung tổng cộng 22 nội dung liên quan đến một số quy định trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp bao gồm cả những cách xác định một số trợ cấp mới như bảo hiểm xuất khẩu, xóa nợ, thuế trực tiếp. Tại thị trường EU, Quy chế chống mất rừng của EU sẽ có hiệu lực vào tháng 12/2024. Trong khi đó, quy định về xác định nguồn gốc gỗ của Việt Nam hiện chưa quy định cụ thể. 

Từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có tín hiệu khả quan tuy nhiên vẫn đối diện với nhiều khó khăn. 

Còn tại thị trường Ấn Độ, nước này đã áp dụng tiêu chuẩn đánh giá nhà máy mới, áp dụng vào đầu năm 2024, gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt. Tại thị trường Canada, tỷ giá thấp so với USD, khiến hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh và lợi thế thuế quan mà Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bọ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại cho hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ mất dần. Thị trường Nhật đã yêu cầu ngày càng cao việc gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này phải có nguồn gốc rõ ràng...  

Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2023 sụt giảm là do lạm phát tăng cao (trên 8%) tại một số quốc gia xuất khẩu lâm sản chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, nên chính phủ các nước ban hành nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm đối với các sản phẩm không thiết yếu, trong đó các sản phẩm chế biến từ gỗ. 

Bước sang năm 2024, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành gỗ có những thuận lợi nhất định. Điển hình là thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới lớn, khoảng 405 tỷ USD/năm, trong đó nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 230 tỷ USD. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ chiếm trên 6% thị phần nhu cầu toàn cầu nên các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng, phát triển thị phần.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã phê chuẩn và sẽ khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do như: Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Việt Nam-EU; Việt Nam- ASEAN; Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi Lê, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam-Trung Quốc; Việt Nam -Thái Lan; Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản; Thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ về Khai thác và Thương mại gỗ bất hợp pháp ngày 1/10/2021. Đây là những cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp gỗ Việt Nam tiếp tục vươn mạnh ra thị trường thế giới.

Mặt khác, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước được khai thác từ trên 3,93 triệu ha rừng trồng sản xuất có thể cung cấp được trên 30 triệu m3 gỗ/năm cho chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Thị trường nội địa với dân số gần 100 triệu người là thị trường tiềm năng, tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho ngành công nghiệp chế biến gỗ nước ta tiếp tục phát triển.

Năm 2024, Việt Nam đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,2 tỷ USD. 

Tuy nhiên, trong năm 2024 ngành gỗ được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức, bên cạnh các quy định về nguồn gốc gỗ nguyên liệu ngày càng chặt chẽ, chính sách phòng vệ thương mại của Mỹ đang sửa đổi, bổ sung tổng cộng 22 nội dung liên quan một số quy định trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, bao gồm cả những cách xác định 1 số trợ cấp mới như bảo hiểm xuất khẩu, xóa nợ và thuế trực tiếp… cũng dang làm khó các doanh nghiệp gỗ trong nước.

Đồng thời là Quy chế chống mất rừng của EU cuối năm 2024 sẽ có hiệu lực. Thị trường Ấn Độ áp dụng tiêu chuẩn đánh giá nhà máy mới, tiêu chuẩn BIS đã áp dụng từ đầu năm 2024 cũng gây khó không ít cho doanh nghiệp Việt. Đối với thị trường Canada thì tỷ giá đồng tiền thấp hơn so với USD, khiến hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh và lợi thế về thuế quan mà Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương mang lại sẽ dần mất. Nhật Bản thì yêu cầu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này phải sử dụng gỗ nguồn có nguồn gốc rõ ràng.

Năm 2024, Việt Nam đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là trên 14,2 tỷ USD, tăng khoảng 6 % so với năm 2023. Để đạt được mục tiêu này, ngành gỗ sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ gỗ nhập khẩu, đảm bảo gỗ có nguồn gốc hợp pháp trước khi chế biến, khuyến khích sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu từ rừng trồng sản xuất trong nước.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ở các khu vực mới có tiềm năng, tổ chức các hội chợ quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm và phát triển của thị trường quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ liên kết với người trồng rừng theo chuỗi sản xuất; trú trọng đầu tư, phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về gỗ, sản phẩm gỗ Việt Nam ra thị trường nước ngoài; đồng thời tuyên truyền, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Để tăng cường giới thiệu và quảng bá hình ảnh ngành gỗ Việt Nam tới đông đảo đối tác, Hiệp hội và doanh nghiệp ngành gỗ đã tổ chức thành công các hội chợ triển lãm Hawa Expo tại TP.HCM, BIFAWOOD Việt Nam tại tỉnh Bình Dương và lần đầu tiên có tổ chức Hội chợ cho ngành hàng ngoài trời tại Hội chợ Q-FAIR tại TP. Quy Nhơn. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia các hội chợ đồ gỗ lớn trên thế giới, các hội thảo, hội nghị trong nước cũng như nước ngoài. Phối hợp với các thương vụ tại các nước để quảng bá hình ảnh ngành gỗ Việt gắn liền với nguồn nguyên liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, bền vững và hướng tới xây dựng hình ảnh ngành gỗ gắn liền với cam kết giảm thải khí nhà kính.

Nhằm gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp gỗ, Bộ NN&PTNT đề nghị các Hiệp hội ngành gỗ và doanh nghiệp phải thống nhất quan điểm đó là để nâng cao giá trị sản phẩm thì phải tích hợp đầy đủ giá trị của sản phẩm đó. Hiện các doanh nghiệp chế biến gỗ chưa phải thực hiện đo đếm lượng phát thải khí carbon nhưng rất có thể trong tương lai không xa, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện. Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần chủ động liên kết với người trồng rừng, để có nguyên liệu chủ động và tích hợp đa giá trị. Đồng thời, các doanh nghiệp cần kịp thời thông tin về các quy định, chia sẻ kỹ năng để có thể tránh được các rủi ro.

Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp chế biến đẩy mạnh liên kết với người trồng rừng, với các chủ rừng để phát triển rừng gỗ lớn. Việc này không chỉ người trồng rừng được hưởng lợi mà các doanh nghiệp cũng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu hợp pháp, có chứng chỉ, có nguồn gốc. Các cục, vụ liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để cùng nhau giải quyết tốt bài toán về câu chuyện thị trường, về phòng vệ thương mại... 

Đồng thời đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Cục Kiểm Lâm, Cục Lâm nghiệp; Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì, phối hợp với bên EU sửa đổi Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT) sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, đề nghị sớm xây dựng kế hoạch đàm phán với Anh về Hiệp định đối tác tự nguyện để đưa sản phẩm sang thị trường này được tốt hơn; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy định chống mất rừng (EUDR) của EU; xây dựng thương hiệu gỗ Việt; triển khai Đề án cấp chứng chỉ rừng, trồng rừng gỗ lớn.

 

 

Minh Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline