Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Ngăn chặn nạn kích điện đánh bắt giun đất

Thứ ba, 12/09/2023 14:09

TMO - Việc dùng kích điện đánh bắt giun đất đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường và đa dạng sinh học. Trước thực trạng này, Lào Cai đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng kích điện, sơ chế và thu mua giun đất.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều cá nhân sử dụng kích điện để đánh bắt giun đất tại 5/9 huyện, thị xã, thành phố (thị xã Sa Pa, các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai) và có 17 cơ sở thu mua, sơ chế giun đất (Si Ma Cai 14 cơ sở, Bảo Yên 1 cơ sở, Bảo Thắng 2 cơ sở). Đây là hoạt động hủy diệt giun đất và các vi sinh vật có lợi khác trong đất, làm giảm chất lượng đất canh tác, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng; cũng là hoạt động nguy hiểm, dễ gây tai nạn, ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Huyện Si Ma Cai có tới 14 cơ sở thu mua chế biến giun đất. Số hộ đứng ra thu mua, chế biến giun đất sấy khô bán cho thương lái đều không có giấy phép kinh doanh hoặc hoạt động không đúng giấy phép được cấp (nuôi trồng và sơ chế giun đất từ sản phẩm nuôi trồng); cơ sở chế biến không đảm bảo điều kiện, trực tiếp xả thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, khiến các hộ dân xung quanh và cộng đồng dân cư hết sức bức xúc. Không chỉ vậy, một số cơ sở kinh doanh mua bán máy kích giun tự chế, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hiểm cho người sử dụng... UBND huyện Si Ma Cai đã có nhiều văn bản tuyên truyền, chỉ đạo ngăn chặn, song tình trạng sử dụng kích điện bắt giun đất, thu mua, chế biến, sấy khô giun đất để bán cho thương lái ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Việc dùng kích điện đánh bắt giun đất đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 

Để tăng cường quản lý tình trạng trên, huyện đã thành lập tổ công tác gồm Công an huyện, Đội Quản lý thị trường số 3, Phòng NN&PTNT và Phòng TN&MT cùng một số đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt giun đất bằng kích điện, hóa chất và các trường hợp thu mua, sơ chế giun đất. Vừa qua, trong đợt kiểm tra đột xuất 7 lò sấy giun tại huyện Si Ma Cai, tổ công tác đã phát hiện 2 cơ sở xả thải nước tẩy rửa sau khi sơ chế giun đất gây ô nhiễm môi trường. Đường ống thải được ngụy trang dưới những tán cây khô và dẫn thẳng ra sông suối gần đó. Ngay sau đó cơ quan chức năng đã lập biên bản đồng thời lấy mẫu nước thải để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. 

Trước tình trạng có nhiều cá nhân sử dụng kích điện để kích giun đất tại một số huyện, thị xã, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng kích điện, sơ chế và thu mua giun đất. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã (đặc biệt là lực lượng công an, dân quân xã) tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các hành vi đánh bắt giun đất trái phép trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở thu gom, sấy khô, mua bán giun đất không có đầy đủ hồ sơ pháp lý, xử lý nghiêm theo quy định. Nhận diện các hành vi vi phạm của các cơ sở và áp dụng quy định pháp luật hiện hành về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, quy định về môi trường để xử lý các trường hợp này.  Kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các đối tượng có hành vi sơ chế, sấy khô giun đất gây phát sinh chất thải, nước thải từ hoạt động chế biến của các cơ sở chế biến giun đất (chưa được cấp phép, chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường, chưa đầu tư các công trình biện pháp bảo vệ môi trường).

Cục Quản lý thị trường tỉnh chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tàng trữ, kinh doanh, buôn bán các loại máy kích điện bắt giun đất, máy mổ giun không có nguồn gốc xuất xứ và các cơ sở thu gom, sơ chế, sấy khô, mua bán giun đất tự nhiên.

Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với cơ quan ban ngành, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi kích điện, sơ chế, buôn bán giun đất; các tổ chức, cá nhân kinh doanh buôn bán kích điện không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trên địa bàn; gây hủy hoại đến đất sản xuất nông nghiệp và môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và môi trường ở địa phương. 

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố cần huy động các tổ chức chính trị - xã hội, tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tới người dân về vai trò, lợi ích của giun đất đối với môi trường đất và cây trồng; khuyến khích nhân dân phối hợp đấu tranh phát hiện hoạt động đánh bắt, buôn bán giun đất tại địa phương, kịp thời thông báo cho lực lượng chức năng để có biện pháp ngăn chặn.  Hướng dẫn người dân sản xuất nông nghiệp an toàn, thân thiện với môi trường; sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để tạo môi trường thuận lợi cho giun đất sinh trưởng và phát triển phân huỷ chất hữu cơ, góp phần cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu cho đất sản xuất. 

Đồn Biên phòng Si Ma Cai (Lào Cai) vừa phối hợp với UBND xã Sán Chải tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng, chống, ngăn chặn hoạt động dùng kích điện bắt giun đất tại thôn Lù Dìn Sán. 

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nghiên cứu Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan hướng dẫn cụ thể việc nhận diện các hành vi hủy hoại đất, hành vi gây ô nhiễm môi trường do việc thu bắt giun đất, sơ chế, sấy giun đất gây ra (như dùng hóa chất, dùng kích điện…); các chế tài áp dụng xử lý theo quy định hiện hành để các địa phương, lực lượng chức năng thống nhất áp dụng. Phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng kích điện để đánh bắt, sơ chế giun làm giảm chất lượng đất canh tác, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan tới việc kích điện, sơ chế và thu mua giun đất.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về vai trò, lợi ích của giun đất với môi trường đất và cây trồng, tác hại của việc dùng kích điện đánh bắt giun đất đối với môi trường sinh thái và tính mạng con người.  Khuyến cáo người dân sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đúng cách, an toàn tạo môi trường thuận lợi cho giun đất sinh trưởng và phát triển, góp phần cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu cho đất sản xuất... 

Theo các chuyên gia, tình trạng đánh bắt giun bằng xung điện đã tận diệt từ trứng đến giun trưởng thành trong đất. Không chỉ loài giun, cả hệ sinh thái trong đất cũng bị gây hại. Theo tài liệu khoa học, mỗi một gam đất có tới 6 triệu vi sinh vật sinh sống. Các chuyên gia cho biết, nếu tình trạng trên tiếp diễn đất sẽ trở nên bạc màu, không thể canh tác, ảnh hưởng đến sản xuất, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người bởi giun có vai trò quan trọng với hệ sinh thái đất, giúp đất tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm. Phân giun là nguồn dinh dưỡng tốt cho cây.

Nghị định 91 năm 2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã xác định các hành vi hủy hoại đất, nhưng kích giun bằng điện chưa được quy định rõ. Việc mua bán thiết bị kích điện với giun đất cũng chưa có điều luật xử phạt cụ thể. Các máy xung kích điện để bắt giun phần lớn có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài, bởi vậy cơ quan chức năng cần làm rõ đơn vị nhập khẩu, bán các loại máy này có thực hiện thủ tục nhập khẩu, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định pháp luật hay không. 

Các địa phương cần kiểm tra, rà soát phát hiện và ngăn chặn hoạt động kích điện bắt giun. Đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những người trực tiếp có hành động kích điện giun đất, các cơ sở, hộ gia đình sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất. Các chuyên gia cho rằng, cần hoàn chỉnh, bổ sung các hành vi hủy hoại đất trong các văn bản pháp luật về đất đai, môi trường, nhất là khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang tiếp tục được lấy ý kiến.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), thời gian vừa qua trên địa bàn một số tỉnh phía bắc xuất hiện hoạt động sử dụng kích điện đánh bắt giun đất và tình trạng sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất. Đây là hành động tận diệt giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất, làm giảm chất lượng đất canh tác, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng.

Vì vậy, Cục Trồng trọt đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý nhằm ngăn chặn hoạt động trên; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những người trực tiếp có hành động kích điện giun đất, các cơ sở, hộ gia đình sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất; khuyến khích người dân tích cực phát giác, thông báo cho lực lượng chức năng khi phát hiện hoạt động kích điện, sơ chế giun đất trái phép để có biện pháp xử lý vi phạm. 

 

 

Bích Ngọc 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline