Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/04/2025 22:04

Tin nóng

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Thứ bảy, 26/04/2025

Nâng tầm thương hiệu sầu riêng Krông Pắc

Chủ nhật, 20/02/2022 16:02

TMO - Thời gian qua, chính quyền huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng đến việc xây dựng, khai thác và phát triển nhãn hiệu sản phẩm đặc thù đối với sầu riêng.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Pắc cho biết, toàn huyện có 3.300 ha sầu riêng, chủ yếu đang trong thời kỳ kinh doanh nên năng suất khá ổn định. Vụ thu hoạch năm 2021, mặc dù gặp khó khăn trong hoàn cảnh dịch COVID-19 nhưng sản lượng của toàn huyện vẫn đạt khoảng 45.000 tấn. Toàn huyện hiện có gần 600 ha sầu riêng của gần 500 hộ được kiểm tra đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP; 730 ha sầu riêng được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cấp mã vùng trồng.

Trong xu thế chung của thị trường hiện nay, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản được xem là vấn đề sống còn. Cùng với các giải pháp phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, trong định hướng phát triển, huyện Krông Pắc đặc biệt chú trọng hình thành những vùng chuyên canh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng thương hiệu nông sản đặc thù của địa phương.

Huyện Krông Pắc thực hiện nhiều giải pháp để mở đường cho sầu riêng vươn xa

Từ năm 2018, huyện Krông Pắc đã thuê đơn vị tư vấn triển khai xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Krông Pắc” cho sản phẩm sầu riêng của huyện. Đến nay, huyện đã hoàn tất các bước điều tra, khảo sát thu thập số liệu, xây dựng bản đồ vùng sản phẩm và sử dụng tên địa danh…

Ngày 27/10/2021, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) đã quyết định chấp thuận và công bố đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa KRONG PAC DURIAN trên công báo sở hữu công nghiệp trong 2 tháng. Mọi thủ tục pháp lý đang được chính quyền nỗ lực phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ hoàn tất, để văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Krông Pắc” sớm được cấp và công bố.

Theo định hướng phát triển nông nghiệp bền vững của huyện, Krông Pắc đang tiếp tục hỗ trợ người dân về quy trình sản xuất an toàn nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao; thúc đẩy liên kết “4 nhà” để tham gia chặt chẽ, hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu nông sản; tập trung phát triển một số mặt hàng nông sản chủ lực để hình thành vùng nguyên liệu ổn định.

 Chế biến sầu riêng cấp đông tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

Giai đoạn 2020 - 2025, huyện Krông Pắc ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi trong kết nối giao thương, nhất là những địa bàn sản xuất nông sản trọng điểm. Đồng thời, kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên lĩnh vực chế biến nông sản và công nghệ cao; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; kết nối sản xuất nông nghiệp với các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm và công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.

Đồng thời, địa phương này chú trọng đến các giải pháp đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu nông sản đặc trưng gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đồng thời, đưa doanh nghiệp vào liên kết với hợp tác xã để tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, giúp nông dân hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để tạo ra chất lượng hàng hóa đồng đều, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline