Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng

Thứ ba, 14/11/2023 13:11

TMO - Cùng với giao rừng, ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thí điểm một số hình thức hợp tác với cộng đồng dân cư cùng quản lý, bảo vệ rừng, qua đó phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. 

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 ban hành một số chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng trong đó nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng. Tại Điều 4 của văn bản này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương xây dựng chính sách đồng quản lý rừng, trong đó có cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các chủ rừng và các cộng đồng dân cư trong quá trình hợp tác đồng quản lý rừng.

Trước đó, ngày 2/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Mô hình được thực hiện tại 3 Vườn Quốc gia (VQG) gồm: Xuân Thủy (Nam Định), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và Hoàng Liên (Lào Cai). Mô hình thí điểm trên nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chia sẻ lợi ích, quyền và nghĩa vụ của ban quản lý các khu rừng đặc dụng với cộng đồng dân cư tại địa phương. Đồng quản lý rừng là một phương thức quản lý hiệu quả, trong đó chủ rừng Nhà nước chia sẻ quyền, lợi ích và nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng với cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương (xã, thôn) ở các mức độ khác nhau tùy theo năng lực của mỗi bên, nhưng không làm mất vai trò chủ đạo của chủ rừng Nhà nước. 

Theo đó, mô hình thí điểm chia sẻ lợi ích từ rừng được đánh giá là đạt được nhiều mục tiêu. Đặc biệt, ngoài lợi ích bảo vệ, phát triển rừng bền vững, mang lại thu nhập cho bà con, thì mô hình còn góp phần duy trì, phát triển nền văn hóa truyền thống và kiến thức địa phương lâu đời của đồng bào nhất là kinh nghiệm khai thác và sử dụng một số lâm sản ngoài gỗ nhằm phục vụ cuộc sống hàng ngày như làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh thông thường. 

Xác định giữ rừng và phát triển rừng cần dựa vào cộng đồng, năm 2020 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch thí điểm xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, nhiều địa phương đã thành lập được các mô hình quản lý rừng cộng đồng tại các thôn, bản mang lại hiệu quả, không chỉ bảo vệ và phát triển rừng mà còn nâng cao thu nhập cho cộng đồng, người dân trực tiếp tham gia. Thông qua các mô hình này, công tác bảo vệ, phát triển rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức người dân được nâng lên; qua đó góp phần hạn chế các vụ vi phạm liên quan đến rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế rừng bền vững.

Tỉnh Điện Biên hiện duy trì 25 mô hình cộng đồng quản lý bảo vệ rừng. 

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, hiện nay toàn tỉnh có hơn 415.361ha rừng tuy nhiên, lực lượng kiểm lâm còn mỏng. Trung bình mỗi kiểm lâm địa bàn phải phụ trách trên 3.500ha rừng, có cán bộ kiểm lâm địa bàn phụ trách xã có từ 7.000 đến 10.000ha. Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh xác định cách tốt nhất là phải dựa vào cộng đồng.

Từ khi triển khai kế hoạch thí điểm xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 33 mô hình, trong đó có 25 mô hình cộng đồng quản lý bảo vệ rừng; 3 mô hình quản lý rừng bền vững; 3 mô hình phát triển rừng; 1 mô hình phòng cháy chữa cháy rừng; 1 mô hình tuyên truyền. Tổng diện tích giao đất, giao rừng cho các cộng đồng tham gia mô hình quản lý rừng hơn 104.000ha rừng. Qua hơn 3 năm triển khai, các mô hình này đã góp phần nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, bảo vệ rừng, tạo mối liên kết giữa cộng đồng với các đơn vị lâm nghiệp, giảm xung đột lợi ích từ rừng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được thôn, bản quản lý bảo vệ tốt, tình hình khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật giảm rõ rệt.

Cùng với đó, khi tham gia mô hình, người dân được hưởng lợi từ việc thu hái các nguồn lâm sản ngoài gỗ, nhằm phục vụ cho đời sống hàng ngày; nhất là được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo thêm thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần ổn định đời sống, an ninh trật tự trên địa bàn. Ðặc biệt, nhận thức của người dân về vai trò của rừng cộng đồng đã có sự thay đổi về quyền hưởng lợi cũng như trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ rừng.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên, cho biết: Hầu hết các cộng đồng dân cư này đều ở các địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, song nhờ nhận thức rõ tầm quan trọng, tác dụng của rừng với đời sống và môi trường sinh thái, nên các chủ rừng thường xuyên thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng tốt; sử dụng rừng bền vững; không để xảy ra cháy rừng, phá rừng; sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng hiệu quả. Tại tỉnh Điện Biên, đa số đồng bào các dân tộc có nguồn thu nhập chính từ canh tác nông, lâm nghiệp, với hơn 80% người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được đánh giá là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời góp phần cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, sống phụ thuộc vào rừng mà chủ yếu là đồng bào bào dân tộc miền núi.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên, tính đến hết tháng 9/2023 đã thanh toán tiền DVMTR năm 2022 cho chủ rừng đạt 103% so với kế hoạch, đạt 97% so với nguồn tiền năm 2022 phải giải ngân. Đến hết tháng 9/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã thu phí dịch vụ môi trường rừng được hơn 258.510 triệu đồng. Từ nguồn dịch vụ môi trường rừng tiếp tục hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, làm giàu từ rừng cho cộng đồng dân cư và người dân sống gần rừng. Trung bình mỗi hộ nhận được 300.000 đồng/năm. Nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần trong việc hỗ trợ người dân có rừng nâng cao đời sống, phát triển sinh kế, từ đó ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng của người dân được nâng lên, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm.

Phát triển kinh tế dưới tán rừng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng tại tỉnh. 

Tỉnh Điện Biên có diện tích rừng lớn, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng. Những năm qua đã có một số mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng bước đầu mang lại hiệu quả. Tuần Giáo là huyện tiên phong trong lĩnh vực phát triển kinh tế dưới tán rừng. Tận dụng lợi thế về rừng, điều kiện khí hậu thuận lợi, những năm qua UBND huyện Tuần Giáo đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, chính quyền các xã đưa vào thử nghiệm và phát triển một số giống dược liệu quý như: Thảo quả, sa nhân, ba kích, sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu trồng dưới tán rừng tự nhiên. Đồng thời, huyện có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc, dược liệu quý có giá trị kinh tế cao của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu.

Đến nay, toàn huyện có 206,1ha cây sơn tra phân bố tại xã Tỏa Tình, Tênh Phông, trong đó 80ha cho quả ổn định, sản lượng 452 tấn, hiệu quả kinh tế đạt khoảng 30 - 60 triệu đồng/ha. Cây sa nhân có 180ha phân bố tại các xã: Tỏa Tình, Phình Sáng, Rạng Đông, Ta Ma. Diện tích cho sản phẩm 65ha; sản lượng đạt 18,16 tấn; hiệu quả kinh tế bình quân 50-100 triệu đồng/ha/năm. Cây thảo qua 83,5ha tại xã Tênh Phông; sản lượng quả tươi 80 tấn (20 tấn khô); hiệu quả kinh tế đạt 50-100 triệu đồng/ha/năm.  Phát triển kinh tế dưới tán rừng đã và đang mở ra hướng phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp cho người dân trên địa bàn.

Huyện Mường Nhé hiện có hơn 125.000ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm trên 80% diện tích tự nhiên), riêng diện tích đất trống chưa có rừng trên 43.000ha, thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện Ðề án Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững tỉnh Ðiện Biên, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Mường Nhé đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/HU về “Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững huyện Mường Nhé giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong đó, tập trung 3 nội dung chính: Trồng rừng; thu hút đầu tư các dự án lâm nghiệp và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Giai đoạn 2021 - 2023, huyện Mường Nhé đã trồng được 5.403 cây phân tán tại 9/11 xã. Lồng ghép các nguồn vốn để triển khai các dự án trồng cây lâm nghiệp đa mục đích với tổng diện tích đã trồng là 774,7ha gồm: 65,08ha cây dổi xanh tại 8/11 xã; 507,53ha cây quế tại 10/11 xã; 202,1ha cây sa nhân tại 9/11 xã. Bên cạnh đó, huyện Mường Nhé duy trì chăm sóc và khai thác 1.218ha cây cao su. 

Ngoài ra, hiệu quả sau khi thực hiện giao khoán rừng cho cộng đồng thôn bản đã và đang mang lại lợi ích kép, vừa tạo sinh kế, vừa khuyến khích người dân tỉnh Điện Biên tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tích cực tham gia nhận khoán rừng, để hưởng lợi từ rừng. Các cộng đồng thôn bản khi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã được hưởng dịch vụ môi trường rừng, đồng thời được khai thác lâm sản phụ ngoài gỗ để tạo sinh kế, tăng thu nhập.

Đến nay, toàn tỉnh Điện Biên đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho 116 cộng đồng thôn bản, với trên 7.200 hộ tham gia nhận khoán, tổng diện tích rừng trên 48.500 ha. Việc giao khoán, thuê khoán rừng cho các cộng đồng thôn bản bảo vệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng được nâng cao. Rừng được bảo vệ tốt hơn, các vụ cháy rừng, phá rừng giảm qua các năm.

Ðể tiếp tục nhân rộng, phát huy hiệu quả mô hình quản lý rừng cộng đồng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã có kiến nghị các cơ quan, cấp có thẩm quyền quan tâm việc bảo đảm quyền lợi về cơ chế, chính sách đối với những người tham gia mô hình; hỗ trợ kinh phí để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý rừng cộng đồng; quản lý sử dụng có hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. 

 

 

Lê Hồng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline