Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 02:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Nâng cao trải nghiệm du lịch trên không gian số

Thứ ba, 07/05/2024 14:05

TMO - Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An (tỉnh Nghệ An) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An hiện có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D... 

Hiện nay, tỉnh Nghệ An có hơn 2.600 di tích, danh thắng, trong đó có hơn 490 di tích đã được xếp hạng, 6 di tích quốc gia đặc biệt, 145 di tích quốc gia và 341 di tích cấp tỉnh. Tại thành phố Vinh có 3 bảo tàng lớn đó là Bảo tàng Nghệ An, Bảo tàng Xô viết Nghệ -Tĩnh và Bảo tàng Quân khu 4 với số lượng tư liệu và hiện vật phong phú, có giá trị về lịch sử, văn hóa, giúp du khách hình dung được quá trình hình thành và phát triển của quê hương xứ Nghệ và đất nước Việt Nam. 

Trong đó, nổi bật là Bảo tàng Nghệ An với hơn 30.000 đơn vị tài liệu, hiện vật từ thời đồ đá đến thời hiện đại, được trưng bày theo từng thời kỳ lịch sử, giúp công chúng có cái nhìn tổng thể về dòng chảy lịch sử - văn hóa.  Để người dân trong và ngoài tỉnh được khám phá những tài liệu, hiện vật mà bảo tàng đang bảo tồn và trưng bày một cách trực quan sinh động, mới đây Bảo tàng Nghệ An đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động trưng bày, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách tham quan.

Trong không gian trưng bày trải nghiệm số rộng gần 200m2 tại Bảo tàng Nghệ An, chỉ với một thao tác chạm tay, du khách như được chạm vào hiện vật có niên đại cách đây hàng nghìn năm. Những thông tin, những chi tiết chạm khắc dù là nhỏ nhất cũng được thể hiện rõ nét, trong khi đó trước đây khi đến với bảo tàng người dân chỉ được ngắm nhìn qua tủ kính. 

Gian trưng bày “Đất và người Nghệ An” chỉ gói gọn trong diện tích gần 200m2. Không gian nhỏ nhưng chứa đựng ở đó là bề dày lịch sử của mảnh đất Nghệ An với đầy đủ các thông tin, dữ liệu theo nhiều chủ đề khác nhau gồm: Theo dòng lịch sử, Danh lam thắng cảnh, Di sản văn hóa, Ẩm thực, Con người – Danh nhân xứ Nghệ.

Du khách trải nghiệm công nghệ thực tế ảo VR tại không gian Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: ĐA.

Đến với không gian này, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều ứng dụng công nghệ số hiện đại. Qua đó, sẽ có nhiều cách khác nhau để tiếp nhận các thông tin. Chỉ cần chạm tay lên màn hình, ấn vào thông tin cần tìm kiếm du khách có thể cập nhật toàn bộ các dữ liệu và hiện vật.

Đơn cử như việc chạm tay vào chiếc trống đồng cổ có niên đại cách ngày nay trên 2.000 năm, chỉ trong một tích tắc các thông tin về chiếc trống đồng Đông Sơn được hiển hiện một cách rõ ràng. Ngoài các thông tin khác cũng được cập nhật đầy đủ, với công nghệ trình chiếu 3D mapping, người xem còn được nhìn một cách tường tận các mặt của trống và từng chi tiết nhỏ với các hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ. Từng hình ảnh sinh động, xoay chuyển theo điều khiển của tay, giúp người xem như được chạm, sờ vào hiện vật, những điều vốn bị cấm khi đến với các bảo tàng.

Tại gian trưng bày “Theo dòng lịch sử”, nhờ ứng dụng hệ thống công nghệ AI, không cần người hướng dẫn viên truyền thống, du khách chỉ cần những cái lướt tay là có thể xem trên màn hình lớn đầy đủ lượng thông tin rất đồ sộ,

Việc ứng dụng hệ thống công nghệ AI trong phần trưng bày tại bảo tàng, giúp tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa cho người xem. Hệ thống công nghệ AI này có khả năng tạo ra các hướng dẫn âm thanh hoặc hình ảnh tùy chỉnh để giúp người tham quan hiểu sâu hơn về nội dung trưng bày. Việc ứng dụng công nghệ AI còn có tác dụng thay cho một hướng dẫn viên truyền thống trả lời các câu hỏi của khách tham quan.

Bên cạnh đó, nhiều nội dung khác của chủ đề Đất và Người như: Danh lam thắng cảnh; Di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; Ẩm thực xứ Nghệ được thể hiện bằng Công nghệ thực tế ảo-Virtual Reality (VR). Đây là một hệ thống mô phỏng các thiết kế 3D trên máy tính để tạo ra một thế giới như thật.

Để trải nghiệm được hoạt động này, người xem cần sử dụng kính VR đeo trên mắt và tương tác với môi trường ảo thông qua các thiết bị định vị và kiểm soát chuyển động, tạo ra cảm giác như thực tế đầy chân thực và sinh động. Hay tại không gian trưng bày các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh đã trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách, bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping, trong không gian hang Thẩm Ồm, các chuyên gia về công nghệ đã kết hợp giữa công nghệ 3D và công nghệ làm phim để tạo nên những hiệu ứng về hình ảnh, ánh sáng, âm thanh, kích thích tất cả các giác quan của người xem.

Câu chuyện về hang Thẩm Ồm sẽ đưa người xem như bước vào một không gian huyền bí, đầy sự sáng tạo, gây nhiều ấn tượng và yếu tố bất ngờ. Điều khiến công nghệ 3D Mapping trở nên đặc biệt chính là việc thể hiện những nội dung thông qua các hiệu ứng dạng 3D hình thành lên các khối hình ảnh tương tác trong một không gian ba chiều thay vì chỉ hai chiều như truyền thống. Câu chuyện được dẫn dắt bởi sự xuất hiện của người Nghệ cổ của 20 vạn năm trước với bó đuốc trong tay tiến vào hang...

Trình chiếu 3D mapping tái hiện cuộc sống của người nguyên thuỷ 20 vạn năm trước. Ảnh: Đ A.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, các nội dung ghi lại quá trình phát triển của Nghệ An từ thời kỳ tiền sử đến những bước đổi mới ngày nay được tái hiện như một cuốn phim quay chậm giúp người xem dễ dàng tiếp nhận bằng nhiều hình ảnh, âm thanh, clip sinh động. Đến với không gian tại Bảo tàng Nghệ An, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều ứng dụng công nghệ số hiện đại. Từ trưng bày ảo, tham quan tương tác 3D, thuyết minh tự động, tham quan qua kính thực tế ảo…

Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến đã và đang góp phần bảo vệ, bảo tồn các giá trị lịch sử, đồng thời làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch trên cả nước nói chung và tại Nghệ An nói riêng. Đây cũng là một trong những hoạt động triển khai Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.

 

 

Trung Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline