Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 11/04/2025 21:04

Tin nóng

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Thứ sáu, 11/04/2025

Nâng cao nhận thức của thanh niên trong hoạt động bảo vệ động vật hoang dã

Thứ tư, 18/05/2022 12:05

TMO - Tổ chức Wildlife Conservation Society (Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã) Việt Nam đã phối hợp cùng Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Câu lạc bộ Wildhand vừa tổ chức chương trình tập huấn “Tăng cường sự tham gia của thanh niên trong hoạt động phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã”.

Nằm trong khuôn khổ chương trình “Người bảo vệ - The guardian”, chương trình tập huấn “Tăng cường sự tham gia của thanh niên trong hoạt động phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã” diễn ra từ ngày 13 - 15/5/2022 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và đi thực tế tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).

Chương trình tập huấn nhận được sự quan tâm, hưởng ứng đông đảo của các bạn sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam 

Thông qua chương trình tập huấn, ban tổ chức hy vọng có thể nâng cao nhận thức của học viên về các quy định pháp luật bảo vệ, xử lý các hành vi vi phạm liên quan ĐVHD. Nâng cao hiểu biết và kỹ năng nhận biết, đánh giá và phân loại các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD phổ biến. Đồng thời, tăng cường, thúc đẩy sự quan tâm và tham gia của các học viên trong việc giám sát và báo cáo các hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD xảy ra trong cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Lan Ánh, Trưởng nhóm Hỗ trợ thực thi pháp luật, Tổ chức WCS Việt Nam giới thiệu về công tác bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam 

Chương trình tập huấn “Tăng cường sự tham gia của thanh niên trong hoạt động phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD” được tổ chức thành 5 chuyên đề. Trong đó, các học viên sẽ được giới thiệu tổng quan về tình hình buôn bán trái pháp luật ĐVHD và công tác phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD tại Việt Nam; Khuôn khổ pháp luật về bảo vệ ĐVHD, xử lý vi phạm về ĐVHD và vai trò của người dân, cộng đồng trong hoạt động bảo vệ ĐVHD; Nhận biết một số loài ĐVHD và sản phẩm ĐVHD bị buôn bán phổ biến, bao gồm trên không gian mạng.

 Học viên được giới thiệu các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD phổ biến, bao gồm trên không gian mạng.

Ngoài ra, nội dung về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD phổ biến, bao gồm trên không gian mạng; Nhận biết và báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD xảy ra trong cộng đồng. Từ các kiến thức nhận được, sinh viên có thể báo cáo các hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD xảy ra trong cộng đồng. 

Học viên tham gia tình huống nhận biết và báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD xảy ra trong cộng đồng 

Ông Phạm Thành Trung, Quản lý chương trình, Tổ chức WCS Việt Nam cho biết: “Đây là một chương trình nằm trong chuỗi các sự kiện mà WCS tổ chức cho đối tượng là sinh viên. Ngoài nâng cao nhận thức cho các em về tầm quan trọng của việc bảo vệ ĐVHD đối với hệ sinh thái nói chung, chúng tôi cũng muốn hướng tới vai trò của từng cá nhân, đặc biệt là với sinh viên trong công tác bảo vệ ĐVHD”.

Ông Phạm Thành Trung,  Quản lý chương trình, Tổ chức WCS Việt Nam tại chương trình tập huấn

Tại chương trình tập huấn, các học viên còn được tham gia tìm hiểu về công tác bảo tồn, cứu hộ ĐVHD và thực hành định dạng loài tại VQG Cúc Phương. Sau khi được tiếp cận về các nội dung liên quan đến chủ đề ĐVHD, sinh viên sẽ thực hiện sản xuất video đăng lên Tiktok giới thiệu về khóa tập huấn. Đồng thời, đây sẽ là sản phẩm truyền thông để học viên bước đầu tuyên truyền về những kiến thức được chia sẻ. Kết thúc khóa tập huấn, các học viên sẽ được chương trình kết nối để tiếp tục duy trì mạng lưới.

 Học viên được tham gia trải nghiệm thực tế tại VQG Cúc Phương, tìm hiểu, thực hành tại Trung tâm bảo tồn các loài ĐVHD 

Bạn Đào Thị Hương Giang, sinh viên trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: “Thông qua chương trình tập huấn lần này, chúng em đã có  thể nhận dạng được một số loài, các sản phẩm ĐVHD được buôn bán phổ biến, từ đó có thể nhận biết và có những biện pháp báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD xảy ra trong cộng đồng.

Ngoài ra, việc được tham gia trải nghiệm thực tế tại VQG Cúc Phương và tìm hiểu, thực hành tại Trung tâm bảo tồn rùa, Trung tâm cứu hộ tê tê và thú ăn thịt, Trung tâm cứu hộ Linh Trưởng nguy cấp đã cho chúng thêm nhiều hiểu biết thực tế. 

 Bạn Đào Thị Hương Giang, sinh viên trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam hy vọng có thể tham gia được các chương trình tập huấn ĐVHD  

Đối với các sinh viên Học viện Nông nghiệp, việc được tham gia chương trình tập huấn đã cung cấp thêm nhiều hiểu biết có giá trị về công tác bảo tồn ĐVHD. Từ đó, mỗi cá nhân có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ ĐVHD và phòng, chống buôn bán trái phép ĐVHD tại Việt Nam. 

Chia sẻ về các chương trình hoạt động trong thời gian tới, ông Phạm Thành Trung - Quản lý chương trình, Tổ chức WCS Việt Nam cho biết: “Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức cho sinh viên của Đại học Kiểm Sát Hà Nội và Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Tổ chức các cuộc thi hùng biện, liên quan đến pháp luật về bảo tồn ĐVHD; Tổ chức diễn án, các phiên tòa giả định để xét xử các vụ án về ĐVHD mà các em có thể thực hành về kiến thức, kỹ năng để trang bị cho tương lai.

Ngoài ra, tiếp tục phối hợp với các trường Đại học Luật, Đại học Huế để tổ chức các chương trình cho sinh viên khu vực miền Trung liên quan đến việc tìm hiểu pháp luật về bảo vệ ĐVHD hay là tìm hiểu về thực trạng công tác bảo tồn ĐVHD tại khu vực miền Trung cũng như Tây Nguyên.  Bên cạnh đối tượng là sinh viên, chương trình tiếp tục hướng đến các tổ chức xã hội, các đoàn thể chính trị trong khu vực miền Trung và miền Nam để huy động cùng với nhóm sinh viên tham gia công tác bảo vệ ĐVHD.

Chương trình tập huấn đã mang đến các bạn sinh viên nhiều hiểu biết cũng như trải nghiệm trong công tác bảo vệ ĐVHD 

Chương trình tập huấn “Tăng cường sự tham gia của thanh niên trong hoạt động phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD” không chỉ là hoạt động hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật phòng, chống buôn bán trái phép ĐVHD, mà còn là mạng lưới để xây dựng, duy trì và tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức quan tâm đến công tác bảo tồn ĐVHD.

 

Thiên Trường - Thúy Hằng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline