Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/04/2025 18:04

Tin nóng

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Thứ bảy, 26/04/2025

Nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ bảy, 26/04/2025 06:04

TMO - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Việc nâng cao năng lực thích ứng, chủ động ứng phó góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững, ổn định sinh kế cho hàng triệu người dân.

ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực và kinh tế nông nghiệp, đóng góp rất lớn vào đảm bảo an ninh lương thực và kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của quốc gia. Về địa - chính trị, đây cũng là vùng có đường hàng hải quan trọng kết nối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và hành lang kinh tế với Tiểu vùng sông Mê Kông. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu.

Do vậy, để phát triển nhanh và bền vững, khu vực này cần có các giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ, lâu dài nhằm ứng phó hiệu quả với tình trạng như hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún và sạt lở…

Lưu vực sông Cửu Long được xác định là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, lưu vực sông Cửu Long hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt, các hoạt động khai thác nguồn nước ở thượng nguồn có tác động mạnh mẽ đến an ninh nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL, các hoạt động phải kể đến như xây dựng các hồ chứa, đập dâng trên dòng chính, dòng nhánh; mở rộng gia tăng diện tích cấp nước, tưới; chuyển nước trong và ra khỏi lưu vực. Theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế, đến năm 2024, các quốc gia thượng nguồn đã xây dựng được 128 hồ chứa (13 hồ trên dòng chính, 115 hồ trên dòng nhánh) với dung tích hữu ích khoảng 88 tỉ m3, dự kiến tăng lên 90-95 tỉ m3 vào năm 2030 và sẽ đạt 120 tỉ m3 vào năm 2060.

Các công trình này sẽ tác động lớn đến dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt và lượng phù sa về đồng bằng. Trong mùa lũ, tần suất xuất hiện lũ lớn có xu thế giảm, xuất hiện nhiều năm lũ nhỏ, thậm chí không còn lũ. Trong mùa kiệt, dòng chảy có xu thế tăng nhưng biến đổi bất lợi, đầu mùa dòng chảy thường giảm, do đó xâm nhập mặn xuất hiện sớm hơn và vào sâu hơn. Lượng phù sa về đồng bằng ước tính còn khoảng 5% so với thời điểm cao nhất (khoảng 120 triệu tấn vào năm 2000).

Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số, phát triển cơ sở hạ tầng các khu đô thị, công nghiệp sẽ tạo ra sức ép về cấp nước, tiêu, thoát nước, ngập úng cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vấn đề ngập lụt đô thị, ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng so với các vùng khác trên toàn quốc. Các nghiên cứu cho thấy, trong 30 năm qua mực nước biển đã dâng khoảng 20cm, làm cho diện tích ngập triều và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.

Biến đổi khí hậu khiến nhiều dòng sông vùng ĐBSCL khô kiệt. 

Bên cạnh đó, việc tiêu, thoát nước cũng khó khăn dẫn đến thời gian ngập thường bị kéo dài. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra nhiều hơn, gây ra các thiệt hại lớn đến sản xuất, cấp nước sinh hoạt nông thôn cho lưu vực, điển hình là các đợt hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2015-2016, 2019-2020, 2023-2024; ngập lũ, ngập úng các năm 2000, 2011, 2018.

Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), diện tích sản xuất nông nghiệp của đồng bằng gia tăng đáng kể từ năm 1995 đến nay, diện tích gieo trồng lúa đã tăng 1,2 lần, nuôi trồng thủy sản tăng 2,8 lần, cây ăn quả tăng 2,2 lần, làm gia tăng nhu cầu cấp nước, gây quá tải cho các hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước.  Việc khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt và sản xuất là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lún sụt đất nền ở đồng bằng, làm gia tăng mức độ ngập úng và xâm nhập mặn.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển của đồng bằng diễn ra ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và sinh kế của người dân, thiệt hại cơ sở hạ tầng… Trước thực tế trên, chính quyền và người dân vùng ĐBSCL đã triển khai một số định hướng, kế hoạch phát triển lâu dài, nhằm linh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo định hướng quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2025 được Bộ NN&MT xây dựng thì mục tiêu cụ thể đến năm 2030  bảo đảm cấp và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 17-18 triệu người;

Bên cạnh đó, tạo nguồn cấp nước cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao từ các hệ thống công trình thủy lợi. Cấp nước chủ động cho khoảng 1,5-1,6 triệu héc-ta đất trồng lúa 2 vụ; 0,65 -0,75 triệu héc-ta đất trồng lúa vụ 3; 0,21 triệu héc-ta rau màu, hoa, cây cảnh, với mức đảm bảo tưới 85%; 0,4-0,45 triệu héc-ta cây ăn trái với mức bảo đảm tưới 90-95%. Cấp nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 0,8 triệu héc-ta.

Bảo đảm cấp nước chủ động cho sinh hoạt nông thôn và sản xuất nông nghiệp trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tương đương như năm 2015-2016 đã từng xảy ra tại ĐBSCL. Bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước trong các hệ thống thủy lợi đạt tiêu chuẩn cấp nước cho các hoạt động sử dụng nước.

Khu vực ĐBSCL cần nâng cấp các công trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. 

Nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các công trình thủy lợi hiện có và hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng kết hợp với giao thông nông thôn để chủ động tưới, tiêu cho 1 triệu héc-ta đất lúa chất lượng cao. Bên cạnh thực hiện các giải pháp công trình sẽ tăng cường vận hành công trình thủy lợi để trữ nước tối đa trong các hệ thống thủy lợi khép kín, kênh, rạch để phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún bờ kênh, mương.

Vận động người dân trữ nước trong mương vườn, lên liếp, đào ao trữ nước và sử dụng các dụng cụ trữ nước hộ gia đình. Các khu bảo tồn đất ngập nước, rừng quốc gia ngoài nhiệm vụ trữ nước còn tham gia phòng chống cháy rừng trong mùa khô hàng năm. Bố trí, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện nguồn nước hàng năm. Phổ biến các mô hình sinh kế đa dạng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng sinh thái, tăng cường áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân trong công tác trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế sử dụng nước dưới đất.

Bên cạnh đó, hiện nay đang là cao điểm của mùa khô và xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL. Để ứng phó, các chuyên gia khuyến cáo địa phương cần theo dõi sát các bản tin khí tượng, vận hành linh hoạt các công trình thủy lợi và tích trữ nước ngọt vào thời điểm triều thấp. Lãnh đạo Cục Thủy lợi, nhấn mạnh vai trò của người dân và chính quyền cơ sở trong việc xây dựng các mô hình trữ nước tại chỗ, như ao trữ, đê bao – giải pháp đang phát huy hiệu quả tại nhiều nơi tại các tỉnh thành vùng ĐBSCL.

Đáng chú ý, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 78/NQ-CP, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể như: Tập trung sản xuất nông nghiệp chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hoá giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thuỷ sản.

Cùng với đó là xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê bao, bờ biển, công trình kiểm soát lũ, mặn, hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững…/.

 

Hồng Thuý

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline