Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến

Thứ hai, 08/05/2023 12:05

TMO - Rạn san hô Hòn Yến (huyện Tuy An, Phú Yên) với tính đa dạng sinh học cao, tuy nhiên thời gian gần đây hệ sinh thái san hô này đang bị hư hại, suy giảm nghiêm trọng. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành chức năng, địa phương ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái san hô. 

Năm 2018, quần thể Hòn Yến (huyện Tuy An) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia. Việc bảo vệ môi trường sinh thái và rạn san hô ở Hòn Yến không chỉ làm đẹp thêm cho danh thắng này, mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Khu vực này có hệ sinh thái phong phú cả dưới nước lẫn trên cạn, tính đa dạng sinh học cao. Đặc biệt, hệ sinh thái rạn san hô rất đa dạng, phong phú với 17 loài phân bố trên diện tích khoảng 12,71ha. San hô ở Hòn Yến nhiều màu sắc, gắn với đặc điểm địa chất, địa mạo,... tạo nên nét đặc trưng riêng và trở thành biểu tượng riêng cho tỉnh Phú Yên.

Quần thể Hòn Yến chịu tác động của ô nhiễm môi trường từ rác thải của hoạt động du lịch, chất thải từ khu vực nuôi trồng thủy sản đều xả trực tiếp ra môi trường biển, không qua xử lý... Ngoài ra, cũng như các địa phương ven biển khác ở miền Trung, Hòn Yến đang chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những điều này đã làm suy giảm chất lượng các hệ sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển; nhiều rạn san hô bị phá hủy nhanh chóng.

Trước thực trạng này, quy định về quản lý, bảo vệ, bảo tồn rạn san hô Hòn Yến đã được UBND tỉnh Phú Yên ban hành. Theo đó, phạm vi của vùng quản lý, bảo vệ, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan là khu vực xung quanh Hòn Yến và vùng phụ cận, được phân thành 05 vùng chức năng gồm: vùng lõi, các vùng đệm và vùng khai thác hợp lý. Cụ thể, vùng lõi (A0) là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rạn san hô Nam Hòn Yến: có vị trí là vùng biển được bao quanh từ A1-A2-A3-A4-A5-A6-A1. Vùng này có độ sâu thay đổi từ 0m (khi triều cạn thấp nhất) đến đường đẳng sâu 5m, giao lưu tốt với vùng biển ngoài đang nuôi ương tôm hùm. Tổng diện tích phân khu bảo vệ là 17,69ha.

Vùng lõi (A0) là vùng bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng, tác động làm thay đổi điều kiện tự nhiên, môi trường, khả năng phục hồi, phát triển hệ sinh thái san hô, đa dạng sinh học; duy trì tính ổn định tự nhiên cho các hệ sinh thái, bảo vệ sự xâm hại đến môi trường sinh sản, phát triển các loài thủy, hải sản, các loài có giá trị về kinh tế, sinh thái và khoa học. Ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái san hô; phục hồi đa dạng sinh học và nghiên cứu khoa học.

Hệ sinh thái san hô ở Hòn Yến phân bố tầng nông và rất nông trên nền đất cát và đá núi lửa rất đặc trưng. Ảnh: PC.  

Vùng đệm (B1) là phân khu liên kết du lịch và nghiên cứu địa chất, có vị trí tại rạn san hô Bắc Hòn Yến và bãi tắm Phú Thường, là vùng biển bao quanh các mốc tọa độ, biên trong vùng bờ từ B1-B1a-B2-B2a, biên ngoài rạn B4-B6-B2a-B2. Vùng này kéo dài từ giới hạn của rạn san hô chết ven bờ ra đến đường đẳng sâu 15m, với tổng diện tích 22,5ha.

Vùng đệm (B1) là khu vực tiềm năng có khả năng phát triển du lịch sinh thái. Việc phát triển du lịch ở phân vùng này cần được giám sát chặt chẽ, gắn liền phát triển du lịch với bảo vệ nguồn lợi. Một số hình thức có thể triển khai ở đây gồm: du lịch lặn snorkling hoặc câu cá sau đó tham quan các lồng nuôi tạo thành một tour du lịch trong ngày.

Vùng đệm (B2) là phân khu phát triển nuôi ương tôm hùm, được phân bố tại rìa phía Đông rạn san hô Nam Hòn Yến, là vùng biển bao quanh các biên mốc tọa độ từ B4-A3-A5-B7-B6 và biên ngoài rạn B4 đến B6-B7, vùng này kéo dài từ giới hạn của rạn san hô ra đến đường đẳng sâu 15m, với tổng diện tích phân khu 20ha, diện tích phân vùng này được căn cứ theo diện tích thực tế đang nuôi cũng như việc đảm bảo tính ổn định cho các phân vùng khác. Vùng đệm (B2) tập trung nuôi tôm giống và tôm thương phẩm mang tính ổn định và lâu dài nhằm đảm bảo nguồn thu nhập chính cho cộng đồng dân cư sống tại đây. Về lâu dài sẽ phát triển theo hướng mô hình dịch vụ khoa học và mô hình dịch vụ du lịch.

Vùng đệm (B3) là phân khu dịch vụ hậu cần nghề cá được phân bố tại rìa phía Nam rạn san hô Nam Hòn Yến, có ranh giới với các mốc tọa độ từ A6-A7- B6-A5-A6, tổng diện tích phân vùng 8,35ha. Vùng khai thác hợp lý có vị trí nằm ngoài 4 vùng chức năng trên. Tập trung neo đậu tàu, thuyền phục vụ khách tham quan, du lịch; nơi neo đậu tàu thuyền khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá vào thời điểm có thời tiết ổn định trong năm. Không tập trung quá đông tàu thuyền vào mùa mưa bão, triều cường.

Đối với vùng khai thác hợp lý, là vùng dành cho việc khai thác nguồn lợi một cách hợp lý, đảm bảo cuộc sống hiện tại và tương lai cho cộng đồng dân cư địa phương. Là vùng khuyến khích tổ chức thực hiện các hình thức khác như: du lịch, neo đậu tàu thuyền và các hoạt động, dịch vụ khác…Các hoạt động liên quan đến việc phục hồi hệ sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong vùng quản lý phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản chỉ được tiến hành trong vùng quản lý, phải tuân thủ đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường, sinh cảnh, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi trồng thủy sản sinh thái để tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học. 

Việc nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch trong bảo vệ rạn san hô Hòn Yến là nhiệm vụ quan trọng được UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các đơn vị triển khai. Ảnh: TT. 

Về hoạt động thăm dò tài nguyên, khoáng sản, hoạt động khảo sát, khảo cổ, nghiên cứu khoa học dưới nước trong vùng quản lý phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan. Việc tổ chức các hoạt động du lịch văn hóa, thương mại không được làm ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi, sinh cảnh của vùng quản lý. Các dự án phát triển du lịch trong vùng quản lý phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khuyến khích cộng đồng cư dân tham gia các hoạt động du lịch, thương mại, văn hóa và các hoạt động khác phải phù hợp chức năng của các vùng biển được được cấp có thẩm quyền quy định.

Đối với hoạt động tham gia quản lý của cộng đồng, tập thể, cá nhân, hộ gia đình tại địa phương có trách nhiệm tham gia quản lý, bảo vệ, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan. Cộng đồng dân cư thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, bảo tồn rạn san hô, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái liên quan.

Từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2022, Quỹ Môi trường toàn cầu - Chương trình các dự án nhỏ tại Việt Nam thuộc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã tài trợ tỉnh Phú Yên thực hiện dự án tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến, huyện Tuy An.  Dự án "Tăng cường năng lực cộng đồng trong bảo tồn quần thể rạn san hô Hòn Yến" ở Phú Yên được xem là mô hình điểm cộng đồng bảo vệ san hô ven biển tại Việt Nam.

Qua hai năm triển khai, dự án đã nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong quản lý, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô. Người dân được giao quyền quản lý, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái san hô Hòn Yến. 19 thành viên tổ hợp tác, 20 tuyên truyền viên cộng đồng và cán bộ trong hệ thống chính trị của xã An Hòa Hải là những hạt nhân nòng cốt.

UBND tỉnh Phú Yên cho rằng để bảo tồn sinh thái cảnh quan, đa dạng sinh học đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô quần thể Hòn Yến cần có sự chung tay hành động của các ngành, các tổ chức, chính quyền, hội viên các đoàn thể và cộng đồng dân cư địa phương. Nhờ các hoạt động của dự án, đã giúp người dân địa phương nâng cao nhận thức, năng lực và vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô; thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chung tay, chia sẻ cùng chính quyền, cùng các cơ quan chức năng để bảo vệ môi trường biển, môi trường ven bờ, hệ sinh thái rạn san hô Hòn Yến, bảo vệ danh thắng Hòn Yến gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.  

 

 

Hải Long 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline