Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 08:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn

Thứ ba, 11/07/2023 07:07

TMO - Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số được đánh giá là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn của ngành chức năng tỉnh Nam Định trước diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu nhất là các loại hình thiên tai.

Việc tăng cường dự báo, cảnh báo thông tin khí tượng thủy văn (KTTV) không chỉ góp phần chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân mà thông tin, dữ liệu KTTV cũng đóng vai trò quan trọng đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. 

Hiện nay, Đài KTTV tỉnh Nam Định đã cập nhật mạng lưới quan trắc, tự động hóa mạng lưới, đưa vào sử dụng các mô hình dự báo tiên tiến. Công tác dự báo hiện nay có nhiều thuận lợi hơn nhờ khoa học và công nghệ phát triển, các mô hình dự báo KTTV hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài ngày càng hoàn thiện. Với dự báo khí tượng hạn ngắn, Đài KTTV tỉnh đang sử dụng một số phần mềm như: phần mềm hiển thị ảnh mây vệ tinh phân giải cao tích hợp thêm sản phẩm mô hình dự báo, ảnh ra-đa thời tiết, số liệu quan trắc khí tượng bề mặt, phân định các loại mây; hệ thống thu thập, xử lý số liệu và dự báo khí tượng chuyên ngành được cung cấp bởi Trung tâm thông tin và dữ liệu KTTV (Tổng cục KTTV); hệ thống bản đồ số hóa theo dõi lượng mưa tự động toàn quốc; sản phẩm dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão được chuyển giao từ các trung tâm khí tượng uy tín trên thế giới.

Việc chủ động tiếp cận, khai thác các mô hình dự báo nghiệp vụ cho khu vực Việt Nam như: GSM (Nhật Bản), GFS (Mỹ), WRF (của Mỹ và châu Âu), IFS (Trung tâm Dự báo hạn vừa châu Âu - ECMWF)… là cơ sở để các dự báo viên nắm bắt được xu thế thời tiết và phân tích xu thế thời tiết phạm vi đến 10-15 ngày, sự thay đổi thời tiết trong khoảng 3 ngày cũng có thể phát hiện được để đưa ra bản tin dự báo thời tiết nhanh chóng, chính xác nhất.

Để theo dõi, cập nhật các yếu tố thời tiết, thủy văn, bên cạnh những thao tác trực, ghi chép thủ công từ những thiết bị đo truyền thống, Đài KTTV tỉnh đã nâng cấp, trang bị, lắp đặt thêm các thiết bị có công nghệ tự động hóa, hiện đại đo các yếu tố như: mưa, gió, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp… tại các trạm KTTV. Các thiết bị đo tự động thu số liệu nhanh, truyền qua mạng 4G về máy tính của trạm, của Đài KTTV tỉnh và của ngành. 

Trong đó, với máy đo gió tự động YOUNG giúp quan trắc hướng gió, tốc độ gió, tốc độ gió mạnh nhất tức thời (gió giật trong 2 giây), gió mạnh nhất trong ngày, gió mạnh nhất trong cơn bão… thiết bị này hỗ trợ quan trắc viên không phải trực tiếp quan trắc, tính toán số liệu mà vẫn nắm thông tin, số liệu một cách nhanh chóng, chính xác. Các số liệu KTTV được chuyển từ các trạm quan trắc về Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV (Tổng cục KTTV) và cung cấp cho Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, các Đài khu vực, các Đài KTTV tỉnh phục vụ công tác dự báo KTTV bằng phần mềm tích hợp dữ liệu CDH. Đây là nguồn dữ liệu đầu vào phục vụ công tác dự báo ngày càng tốt hơn, đồng thời các bản tin được chi tiết tới cấp huyện. 

Ngành KTTV tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo. 

Trong năm 2022, Đài KTTV tỉnh đã đưa vào ứng dụng 2 sáng kiến “Xây dựng phương án dự báo lượng mưa tháng dựa vào mối quan hệ tương quan trễ giữa lượng mưa tháng và các chỉ số ENSO (SOI, SSTA và ONI) và “Xây dựng phương án cảnh báo, dự báo ngập trên địa bàn thành phố Nam Định dựa trên kết quả điều tra thực địa và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trên internet”. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu đề xuất hệ thống cảnh báo, dự báo sớm; cấp độ rủi ro thiên tai do ngập úng và xâm nhập mặn tại tỉnh Nam Định”. 

Thời gian qua, hoạt động KTTV trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc theo dõi, cập nhật dữ liệu dự báo hiệu quả. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh, công tác dự báo KTTV do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan như: Biến đổi khí hậu dẫn đến các hiện tượng KTTV thường mang tính bất thường, cực đoan, trái quy luật; mật độ trạm quan trắc KTTV còn thưa so với khu vực, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm như vùng biển, vùng ven biển; máy móc trang thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc, dự báo KTTV còn thiếu… nên kết quả theo dõi, dự báo, cảnh báo một số loại hình như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lốc, sét... độ tin cậy chưa cao...

Thời gian tới, Đài KTTV tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực của các dự báo viên, quan trắc viên KTTV; tăng cường mạng lưới trạm KTTV; hiện đại hóa, tự động hóa, số hóa công tác thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin... Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai KTTV ở địa phương để đưa vào các mô hình, phương án dự báo với mục tiêu là sớm hơn, chi tiết hơn, tin cậy hơn và rõ hơn về tác động của thiên tai với cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp.

Theo đánh giá của Tổng cục KTTV, việc tăng cường dự báo, cảnh báo thông tin khí tượng thủy văn không chỉ góp phần chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân mà thông tin, dữ liệu KTTV cũng đóng vai trò quan trọng đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Để làm tốt công tác này, những năm qua, ngành KTTV đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường năng lực và chất lượng cảnh báo, dự báo KTTV.

Theo báo cáo của Tổng cục KTTV, trung bình hằng năm, các đơn vị thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia ở Trung ương và địa phương đã cung cấp hơn 58.600 bản tin dự báo, cảnh báo KTTV cho các cơ quan ở Trung ương, địa phương, phục vụ đắc lực cho công tác của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan, đơn vị, địa phương. Để cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu KTTV, bảo đảm tính thống nhất, chính xác, liên tục, tin cậy, phục vụ đắc lực cho các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, ngành KTTV đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Đến nay, ngành đã xây dựng hệ thống họp trực tuyến đến 9 đài KTTV khu vực và 54 đài KTTV tỉnh, thành phố, bảo đảm công tác hội thảo trực tuyến nghiệp vụ dự báo, cảnh báo KTTV thông suốt, nhất là khi có thiên tai xảy ra. Ngành KTTV cũng đã kết nối hệ thống truyền tin vệ tinh với Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia. Đặc biệt, với công nghệ dự báo tổ hợp, các bản tin dự báo xác suất được đưa vào phục vụ cộng đồng, các bản tin dự báo thời tiết cực ngắn, dự báo mưa lớn trong những tình huống thời tiết nguy hiểm được các dự báo viên Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nghiên cứu phát triển.

Thời gian tới, ngành KTTV khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực KTTV. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới như: Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, các công nghệ khai thác dữ liệu lớn... Đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa hệ thống thông tin chuyên ngành; thu thập và khai thác thông tin từ vệ tinh đáp ứng yêu cầu theo dõi từ xa các diễn biến thời tiết trên phạm vi rộng và dự báo thời tiết, nhất là dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa; hoàn thiện trang bị mạng lưới radar thời tiết để theo dõi, dự báo các hệ thống thời tiết có quy mô nhỏ như: lốc, vòi rồng, mưa đá...

Ngành KTTV cũng xác định thời gian tới tập trung các nguồn lực để phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa, trọng tâm là dự báo, cảnh báo các thiên tai. Tích hợp quy trình vận hành liên hồ chứa vào hệ thống hỗ trợ dự báo thủy văn; thí điểm dự báo lũ dựa vào tác động, cảnh báo ngập lụt và ô nhiễm cho các đô thị lớn và khu vực đông dân cư... Đồng thời, phối hợp xây dựng và triển khai hệ thống tài nguyên số về KTTV, dịch vụ thời tiết qua hệ thống truyền hình, web, ứng dụng, bao gồm thông tin quan trắc, dự báo phục vụ các ngành, lĩnh vực khai thác, sử dụng; nền tảng quản lý và phân tích dữ liệu lĩnh vực KTTV.

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline