Hotline: 0941068156

Thứ hai, 16/09/2024 09:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ hai, 16/09/2024

Nâng cao hiệu quả triển khai chính sách giao khoán bảo vệ rừng

Thứ hai, 20/11/2023 07:11

TMO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác giao khoán, bảo vệ rừng tại địa phương.

Theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2020, hộ đồng bào DTTTS, hộ dân tộc Kinh nghèo, cộng đồng dân cư ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi là đối tượng được thụ hưởng chính sách khoán bảo vệ rừng. Theo quy định, mỗi hộ tối đa được nhận khoán 30ha, tiền nhận khoán được hỗ trợ là 400 nghìn đồng/ha/năm.

Sau khi Nghị định số 75/2015/NĐ-CP hết hiệu lực (năm 2020), chính sách này được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719, thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 3 theo đề xuất của Bộ NN&PTNT. Ngày 20/9/2022, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT, trong đó có hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 (Chương IV của Thông tư 12). Theo đó, Bộ N&PTNT giữ nguyên định mức nhận khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015.  Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị).

Việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân tại một số địa phương tại tỉnh Khánh Hòa chưa phát huy hiệu quả. 

Tiểu dự án 1 của Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 được UBND tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện. Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa cho biết, tính đến tháng 10/2023 toàn tỉnh đã có 335 hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách của Tiểu dự án 1 (Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân) của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, với tổng diện tích lập hồ sơ thiết kế, dự toán giao khoán bảo vệ rừng hơn 9.480ha. 

Trong đó, huyện Khánh Sơn có 18 hộ đăng ký bảo vệ hơn 230ha; huyện Khánh Vĩnh có 38 hộ đăng ký bảo vệ gần 955ha; Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Trầm Hương có 25 hộ đăng ký bảo vệ 750ha; Công ty TNHH Một thành viên Lâm sản Khánh Hòa có 18 hộ đăng ký bảo vệ 540ha; Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa có 216 hộ đăng ký bảo vệ gần 6.480ha và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa có 20 hộ đăng ký bảo vệ hơn 525ha. Dự kiến trong năm 2024, diện tích giao khoán bảo vệ rừng cũng tương tự, kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng gần 3,8 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập trong công tác rà soát, giao khoán, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh đã được chỉ ra, dẫn đến việc ngân sách được phân bổ đến nhưng không thể thực hiện và phải trả lại cấp trên. Quyết định số 2694/QĐ-UBND giao chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 về khoán bảo vệ rừng là 21.454ha (trong đó, huyện Khánh Sơn là 11.166ha, huyện Khánh Vĩnh 4.245,7ha, thị xã Ninh Hòa 3.000ha, huyện Cam Lâm 3.042,3ha) và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 424ha (huyện Khánh Vĩnh 120ha, huyện Khánh Sơn 130ha, huyện Cam Lâm 174ha). 

Qua rà soát, tổng diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý có thể giao khoán bảo vệ theo chương trình này trong toàn tỉnh Khánh Hòa là 4.710,61ha thuộc 3 địa phương: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Ninh Hòa. Để thực hiện việc giao khoán, bảo vệ rừng, các địa phương đã tuyên truyền, vận động, niêm yết công khai diện tích rừng giao khoán bảo vệ. Thế nhưng đến nay, chương trình vẫn chưa được triển khai hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng trên là do rừng giao khoán nhỏ lẻ, manh mún; mức hỗ trợ bảo vệ rừng còn thấp...

Hạt Kiểm lâm địa phương phối hợp với UBND các xã, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng. 

Cụ thể, tại thị xã Ninh Hòa, rừng cách nơi ở hàng chục cây số, người dân cho biết nếu nhận khoán thì không thể thường xuyên đi kiểm tra. Nếu có người phá rừng thì rất khó phát hiện. Ngoài ra, trường hợp cháy rừng thì việc chữa cháy rất khó khăn. Trong khi, mức hỗ trợ thấp mà trách nhiệm lại cao nên người dân chúng tôi không dám nhận.

Tại huyện Khánh Vĩnh, qua rà soát của Hạt Kiểm lâm địa phương và UBND cấp xã, diện tích rừng tự nhiên đảm bảo tiêu chí giao khoán hơn 1.343,6ha, thuộc 8 xã: Khánh Đông, Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Nam, Khánh Phú, Liên Sang, Sơn Thái, Khánh Thượng. Mặc dù, UBND các xã đã niêm yết công khai diện tích giao khoán, nhưng các hộ đều không có nhu cầu đăng ký nhận giao khoán bảo vệ rừng. Nguyên nhân là do diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý manh mún, phân tán, người dân khó tổ chức thực hiện bảo vệ. UBND huyện Khánh Vĩnh đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát, niêm yết diện tích, vận động người dân đăng ký nhận khoán để được hỗ trợ từ chính sách này.

Tương tự, UBND huyện Khánh Sơn cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát hiện trạng diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã quản lý, với tổng diện tích được xác định khoảng 367ha để xây dựng kế hoạch giao khoán bảo vệ rừng. Cũng vì những lý do trên nên không có nhu cầu nhận khoán bảo vệ rừng.

Trước thực trạng trên, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương rà soát diện tích, đối tượng thụ hưởng chính sách; tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân đăng ký tham gia các tiểu dự án của Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh. Từ đó, giúp các địa phương miền núi phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Việc phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu…

Để tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn để thực hiện chủ trương giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên, các cấp, ngành đã làm việc với các địa phương có rừng giao khoán và cách tốt nhất là đẩy mạnh tuyên truyền. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm địa phương phối hợp với UBND các xã, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng. 

 

 

Minh Hưng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline