Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 03:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển rừng bền vững

Thứ tư, 31/05/2023 13:05

TMO - Thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Lào Cai đã xây dựng bộ khung, lực lượng nòng cốt đủ mạnh; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn...

Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án quan trọng như Nghị quyết số 09 về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động số 272-Ctr/TU 10/4/2019 về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Nghị quyết 10 về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, địa phương này còn xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020; Đề án số 01 của Tỉnh ủy về phát triển nông lâm nghiệp sắp xếp dân cư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025; Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13, nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao. 

Giai đoạn 2017-2022, diện tích rừng trồng mới của tỉnh đạt 43.914,6 ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trên 31.000 ha vượt trên 30% so với mục tiêu; trồng được 4.262,4 triệu cây xanh phân tán, tỷ lệ che phủ của rừng năm 2022 đạt gần 57,7%, tăng gần 3,9% so với năm 2016 (cao hơn bình quân cả nước khoảng 16%). Công tác quản lý quy hoạch 3 loại rừng được thực hiện thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ ở cả 3 cấp. Quá trình lập quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát diện tích quy hoạch lĩnh vực lâm nghiệp  tích hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia đúng với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của tỉnh Lào Cai.

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được lực lượng chức năng tại các địa phương đẩy mạnh thực hiện. 

Đến nay, toàn tỉnh có 9/14 chủ rừng Nhà nước đã được giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích là 140.963/222.336 ha ; 39.249 hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho với diện tích 132.132 ha; diện tích còn lại do UBND cấp xã quản lý chủ yếu ở vùng sâu, đỉnh núi, độ dốc lớn, nằm rải rác, phân tán, ít có khả năng sản xuất, kinh doanh. Tính đến hết năm 2022, diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 383.000 ha; trong đó 267.000 ha rừng tự nhiên và trên 116.000 ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 57, 7%, cao hơn so với năm 2021.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2017-2022 tăng bình quân trên 12%/năm cụ thể tăng từ 1.548 tỷ đồng năm 2017, lên 2.972 tỷ đồng năm 2022. Tạo việc làm trung bình cho trên 25.000 lao động của tỉnh, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần hoàn thành xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Ngành Lâm nghiệp đã khẳng định được vai trò, vị thế và có bước phát triển, có hướng đi rõ ràng và trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai cho biết, trong những năm qua, phát triển kinh tế từ rừng của Lào Cai đã chuyển hướng từ quảng canh sang thâm canh, từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây trồng lấy gỗ (keo, mỡ...) sang các loài cây đa mục đích cho giá trị cao như: quế, bồ đề, trẩu, thông...

Hiện nay, cùng với phát triển rừng trồng lấy gỗ, các loài cây cho đa dạng sản phẩm, lâm sản ngoài gỗ cũng được tỉnh Lào Cai chú trọng phát triển như cây Quế được trên 50.000 ha, trong đó khoảng 30.000 ha đã đến tuổi cho khai thác sản phẩm với sản lượng hàng năm bình quân 44.000 tấn cành là để triết xuất ra 350 tấn tinh dầu, khai thác vỏ bình quân trên 20.000 tấn. Cây Bồ đề 6.619 ha; trong đó, có 480 ha tại huyện Văn Bàn đang cho thu hoạch nhựa cánh kiến trắng, với sản lượng bình quân 1,5-1,8 tấn nhựa, giá thu mua 350.000 đ/kg.

Thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, tỉnh Lào Cai cũng như một số tỉnh khác trên cả nước bắt đầu thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2012. Trong quý I/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát ngoài thực địa, đối chiếu số liệu diễn biến rừng; xác định diện tích rừng quy đổi theo hệ số K của 18 lưu vực chính được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 là gần 211.000 ha với 19.214 chủ rừng. Quỹ thực hiện ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với 2 đơn vị sản xuất thủy điện mới đi vào hoạt động, nâng số hợp đồng ủy thác đã ký kết lên 64 hợp đồng; thu tiền dịch vụ môi trường rừng tính đến ngày 31/3/2023 được hơn 37 tỷ đồng.

Từ kết quả đã đạt được, tỉnh Lào Cai đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2025, bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng của tỉnh, trong đó giữ vững ổn định diện tích rừng tự nhiên; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 60%. Tiếp tục nâng cao diện tích, năng suất, chất lượng rừng trồng đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường. Hình thành vùng nguyên liệu theo hướng tiêu chuẩn gắn với hệ thống cơ sở chế biến, phấn đấu ít nhất 15.500 ha quế đạt chứng chỉ hữu cơ để thu hút, kêu gọi đầu tư cơ sở chế biến tinh, chế biến sâu.

Đồng thời, đưa tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành của giai đoạn bình quân đạt trên 12% /năm. Tăng giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ, tăng tỷ trọng chế biến sâu, xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao. Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho trên 20.000 lao động ổn định và 30.000 lao động mùa vụ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Phát triển lâm sản ngoài gỗ (cây quế) góp phần ổn định sinh kế cho người dân, phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ rừng. 

Thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

 

 

Minh Phương

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline