Hotline: 0941068156

Thứ tư, 18/12/2024 22:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Thứ tư, 18/12/2024

Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đất gắn với sản xuất bền vững

Thứ hai, 09/12/2024 06:12

TMO - Để công tác quản lý sức khỏe đất được triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực chất đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất bền vững, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững trên địa bàn tỉnh.

Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng đất, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Tại Việt Nam, tình trạng suy thoái với nguy cơ sa mạc hóa diễn ra nhanh và ảnh hưởng nặng nề nhiều khu vực trong cả nước. Kết quả điều tra, đánh giá đất của Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2021, cả nước có hơn 11,8 triệu hécta đất bị thoái hóa. Đất sản xuất nông nghiệp có 114 nghìn hécta bị thoái hóa nặng, hơn 1,6 triệu hécta thoái hóa trung bình, diện tích còn lại bị thoái nhẹ.

Còn tại tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, công tác quản lý sức khỏe đất trồng trọt tại tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như xây dựng được hành lang pháp lý về sức khỏe đất; nhiều kết quả nghiên cứu, đánh giá về sức khỏe đất trong nông nghiệp được ứng dụng rộng rãi; công cuộc cải tạo, sử dụng hiệu quả đất trồng trọt thoái hóa, ô nhiễm ngày càng phát huy…

Tuy nhiên, để tiếp tục triển khai hiệu quả đồng thời nâng cao công tác quản lý sức khoẻ đất, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn số 15043/UBND-KTN. Công văn này cũng là để triển khai, thực hiện Chỉ thị số 6656/CT-BNN-TT ngày 09/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.

Công văn nêu rõ, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung. Trong đó, Sở NN&PTNT rà soát, tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách của Trung ương về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất cho lĩnh vực trồng trọt.

Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của sức khỏe đất với sản xuất trồng trọt; phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở NN&PTNT Đồng Nai triển khai các hoạt động quản lý Nhà nước về sản xuất trồng trọt và điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt làm cơ sở đưa ra những giải pháp quản lý sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và các loại cây trồng chủ lực từ nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm cho đơn vị.

Triển khai xây dựng thí điểm mô hình bảo vệ sức khỏe đất gắn với sản xuất trồng trọt, làm cơ sở để nhân ra diện rộng; tăng cường quản lý nhà nước về đất sản xuất trồng trọt; tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt theo quy định. Cùng với đó, Sở TN&MT Đồng Nai chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra.

(Ảnh minh hoạ). 

Tiến hành xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đồng thời, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về nâng cao sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng, hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững; hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và chủ động ban hành chương trình, đề án, dự án về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của từng huyện, thành phố. Ngoài ra, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất sản xuất trồng trọt; kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng, sức khỏe đất trồng trọt theo quy định...

Riêng các doanh nghiệp, hiệp hội tăng cường tuyên truyền cho hội viên phối hợp tuyên truyền cho người dân và các tổ chức, các cá nhân liên quan về quy định pháp luật, vai trò của sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững. UBND tỉnh Đồng Nai còn yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị và địa phương khẩn trương triển khai, phối hợp thực hiện; định kỳ hàng năm, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Sở NN&PTNT trước ngày 15/12 để tổng hợp, báo cáo Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh theo quy định.

Theo Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra 5 nhiệm vụ chính và 15 nhiệm vụ chi tiết để phân công cho từng đơn vị từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến các địa phương cùng thực hiện. Bộ sẽ huy động nguồn lực tốt nhất để triển khai đề án này vào thực tế.

Đề án đã xác định rõ vai trò của quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng trong việc ngăn chặn suy thoái đất, phát triển nông nghiệp hữu cơ và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Mục tiêu của Đề án là nâng cao giá trị sử dụng đất, quản lý hiệu quả dinh dưỡng cây trồng, từ đó góp phần vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, chủ động ban hành chương trình, đề án, dự án về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, lồng ghép các nội dung để tăng cường sức khỏe đất trồng trọt với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội…/.

 

Thu Hằng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline