Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 11:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Nâng cao giá trị chè xuất khẩu 

Chủ nhật, 16/03/2025 12:03

TMO - Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè. 

Theo số liệu của Cục Hải quan, trong tháng 2/2025, Việt Nam xuất khẩu 7.661 tấn chè ra thế giới với giá trị 11,91 triệu USD, giảm 21% về lượng và giảm 27,4% về giá trị so với tháng 1/2025. Tuy nhiên so với tháng 2/2024, lượng và kim ngạch xuất khẩu chè lại tăng lần lượt 57,4% và 46,2%. Lũy kế hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 17.338 tấn chè với giá trị 28,3 triệu USD, giảm 1,3% về lượng và giảm 2,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Về giá xuất khẩu, tháng 2/2025, giá xuất khẩu chè bình quân đạt mức 1.556 USD/tấn, giảm 8,1% so với tháng 1/2025 và giảm 0,8% so với tháng 2/2024. Tính chung hai tháng đầu năm 2025, giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.633 USD/tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Tổng diện tích cây chè cả nước hiện nay khoảng 122.000 ha. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, hiện giá xuất khẩu chè bình quân của Việt Nam chỉ bằng khoảng 65% so với mức giá bình quân của thế giới và thấp hơn nhiều so với giá bình quân xuất khẩu chè của Ấn Độ, Sri Lanka. Nguyên nhân bởi phần lớn chè xuất khẩu của Việt Nam là hàng thô, chưa qua chế biến sâu, đóng gói đơn giản, thiếu nhãn mác, thương hiệu rõ ràng.

Trong tháng 2/2025, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23,57% về lượng và chiếm 27,26% về trị giá trong tổng xuất khẩu chè của cả nước, đạt 1.806 tấn với kim ngạch 3,25 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng và kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan tăng tới 91,5% về lượng và tăng 83,8% về trị giá. Giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường này ở mức 1.800 USD/tấn, giảm 4% so với tháng 2/2024. Lũy kế hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 5.215 tấn chè sang Pakistan với giá trị 9,6 triệu USD, giảm 4,8% về lượng và giảm 11,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Trong hai tháng đầu năm 2025, lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang một số thị trường tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2024 như Indoneisa, Trung Quốc, Iraq, Arab Saudi, Ấn Độ… Ngược lại, một số thị trường lại giảm như Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Malaysia…

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị sản xuất chè được các địa phương triển khai. 

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, theo đánh giá của các chuyên gia và người tiêu dùng quốc tế, chất lượng sản phẩm chè Việt Nam không thấp hơn quốc gia sản xuất chè khác trên thế giới. Đặc biệt, nhiều sản phẩm chè xanh Việt Nam được rất nhiều khách hàng đánh giá cao như chè xanh Mộc Châu, Thái Nguyên, Suối Giàng, Hà Giang, Olong Lâm Đồng, các sản phẩm chè ướp hương sen, nhài...

Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm nổi tiếng khi xuất khẩu ra nước ngoài đến tay người tiêu dùng lại không mang thương hiệu chè Việt Nam. Nguyên nhân là do phần lớn chè vẫn xuất khẩu thô, chưa có thương hiệu mạnh, trong khi hoạt động quảng bá cho chè Việt Nam cũng còn rất hạn chế. Để tăng giá chè xuất khẩu, ngành chè cần tập trung phát triển các sản phẩm chè có giá trị gia tăng cao, chế biến sâu, sản phẩm tinh chế cao cấp, được sử dụng trong các ngành thực phẩm, dược phẩm hoặc mỹ phẩm; tiếp tục đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

Theo các chuyên gia với mức độ cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia sản xuất chè lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, và Kenya, Việt Nam cần phải cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường các chiến lược marketing để gia tăng thị phần tại các thị trường quốc tế.  Đặc biệt, chè xanh Việt Nam được rất nhiều khách hàng đánh giá cao như chè xanh Mộc Châu, Thái Nguyên, Suối Giàng, Hà Giang, Ôlong Lâm Đồng, các sản phẩm chè ướp hương sen, nhài...Việt Nam cần tiếp tục cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là tại các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ và không ngừng đổi mới trong các sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.  

Tổng diện tích cây chè cả nước hiện nay khoảng 122.000 ha. Dự báo sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam đến năm 2030 đạt 156.000 tấn, tăng trung bình 0,83%/năm, chiếm khoảng 80% sản lượng chè sản xuất ra. Các thị trường chính của sản phẩm chè Việt Nam vẫn là Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia,… và đang chuyển hướng xuất khẩu các sản phẩm chè chất lượng cao sang thị trường EU…

Chính vì vậy, giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngành chè cần tập trung phát triển các mặt hàng chè mới có giá trị gia tăng cao, chế biến sâu, sản phẩm tinh chế cao cấp, được sử dụng trong các ngành thực phẩm và phi thực phẩm, dược phẩm hoặc mỹ phẩm; tiếp tục đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

Bên cạnh đó cần chú trọng bảo tồn, khai thác và phát triển các vùng chè shan tuyết phục vụ nguyên liệu cho sản xuất chè hữu cơ, chè đặc sản cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao và bảo vệ môi trường sinh thái, như: Vùng chè shan tuyết Hà Giang với diện tích hơn 7.000 héc-ta; vùng trồng chè shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) với diện tích khoảng 400 héc-ta, vùng chè shan tuyết Tà Xùa (Sơn La) khoảng 200 héc-ta…/.

 

Lê Mai 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline