Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 19:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Nan giải bài toán bảo tồn voi rừng

Thứ hai, 09/10/2023 07:10

TMO - Voi rừng là loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển, tuy nhiên trước thực trạng số lượng voi rừng đang ngày càng suy giảm về số lượng đang đòi hỏi cơ quan chức năng cần nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ đàn voi.

Voi được xếp vào bậc nguy cấp trong danh mục sách Đỏ của IUCN, bậc cực kỳ nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức, đồng thời khuyến khích các hoạt động nhằm mục đích bảo tồn, nhân đàn. Tuy nhiên, số lượng cá thể voi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong khoảng 10 năm gần đây có xu hưởng giảm mạnh.

Tại Việt Nam, trước thực trạng số lượng voi suy giảm, tháng 5/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020" và đã điều chỉnh dự án đến năm 2025 với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững những quần thể voi hoang dã  khôi phục, bảo vệ các nguồn gen động vật, nguy cấp quý hiếm và đa dạng sinh học trong vùng sinh cảnh của voi. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn hành vi săn bắn, xâm hại voi cũng như xâm lấn trái phép vào vùng quy hoạch bảo tồn voi; ngăn chặn xung đột voi và người, bảo vệ môi trường sống và hành lang di chuyển của voi trong tự nhiên…

Đây là nhiệm vụ cấp bách, lập dự án và tổ chức di chuyển tái nhập đàn đối với những cá thể đơn lẻ. Tuy nhiên, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp hiệu quả để di chuyển và tái nhập đàn voi cũng như tăng số lượng.

Thống kê của Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) có khoảng 15 cá thể voi rừng, phân bố tại Quỳ Châu (1 cá thả), Quỳ Hợp (1 cá thể), Anh Sơn (8 cá thể), Con Cuông (1), Tương Dương (4).

Xác một cá voi khoảng 20 tuổi được phát hiện tại xã Hạnh Lâm, Thanh Chương trong quá trình phân hủy: Ảnh KL.

Mới đây, vào tối ngày 7/10, người dân xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An phát hiện 1 cá thể voi đực khoảng trên 20 năm tuổi chết đang phân hủy tại khu vực rừng thuộc xóm 1 xã này. Trước đó, vào ngày 16/2, người dân cũng phát hiện 1 cá thể voi chết trên địa bàn xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Cá thể voi bị chết khoảng 70 tuổi.

Theo Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, vấn đề nan giải nhất của đàn voi ở Nghệ An là thiếu voi đực để tăng sinh sản, tăng đàn. Tổng số có 15 con voi nhưng chia thành nhiều đàn, các đàn không thể tiếp cận, nhập đàn với nhau do địa hình cách trở, chỉ có 1 đàn ở Anh Sơn là có voi đực.

Từ năm 2013 đến năm 2022, tổng đàn voi của tỉnh Nghệ An vẫn dừng lại ở con số 16, đến năm 2023 chỉ còn lại 15 con. Với cá thể voi chết vừa được phát hiện, đàn voi ở Nghệ An tiếp tục giảm xuống còn 14 con. Mặc dù các cơ quan chức năng rất quan tâm đưa ra nhiều giải pháp, nhưng giải pháp để những cá thể voi rừng có thể tái hợp đàn kết đôi sinh sản vẫn đang bế tắc bởi phương án di chuyển hợp đàn gặp rất nhiều khó khăn do địa hình phức tạp.

Voi rừng thường xuyên xuất hiện vào nhà dân tìm kiếm thức ăn. 

Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, giải pháp để di chuyển voi đơn lẻ thông thường dùng đến thuốc mê, tuy nhiên đối với địa phức tạp, dùng cách này không phù hợp. Hiện nay có 2 loại thuốc mê đó là loại có tác dụng nhanh và chậm. Loại có tác dụng nhanh bắn gây mê xong voi bị gây mê ngay lập tức, như vậy nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của voi. Đặc biệt ở địa hình núi dốc, khi bắn gây mê xong voi gục ngã cũng rất nguy hiểm. Loại thứ 2 có tác dụng sau khoảng 30 phút. Nếu dùng loại thuốc gây mê này, sau khi bắn xong, voi sẽ hoảng loạn chạy vào rừng sâu. Như vậy, sẽ khó xác định vị trí của voi. Hơn nữa phải phá rừng làm đường để di chuyển voi, rất tốn kém. Chưa kể, trên đường di chuyển luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. 

Chị Hà ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn cho hay, trước đây khu vực này rất nhiều chuối và nứa thức ăn mà voi ưa thích. Nhưng vùng ven vườn quốc gia được khai thác để trồng cây cao su nên voi thường xuyên xuất hiện vào các bản làng để tìm kiếm thức ăn, phá hoại hoa màu của người dân.

Để ngăn chặn giảm xung đột giữa người và voi người dân và chính quyền đã đưa ra nhiều giải pháp, thành lập các đội phản ứng nhanh ở các địa phương thường xuyên có voi xuất hiện để hỗ trợ người dân khi xảy ra xung đột; hỗ trợ về thiệt hại kinh tế do voi gây ra cho người dân. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn voi và cách tránh xung đột với voi; bảo vệ các vùng sinh cảnh sống lâu dài cho các đàn voi; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế kết hợp phòng tránh xung đột voi và người…Tuy nhiên, về giải pháp di chuyển tái hợp đàn kết đôi sinh sản tăng số lượng đàn và bảo tồn voi rừng quý hiếm đang là bài toán khó.

Voi được xếp vào bậc nguy cấp trong danh mục sách Đỏ của IUCN, bậc cực kỳ nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức.

 

 

Xuân Bắc – Mai Huyền

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline