Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Mùa dâu tằm quê tôi

Thứ ba, 30/11/2021 12:11

TMO - Những ngày cuối năm, một cảm giác nhớ quê da diết ùa về trong tôi. Tiếng cười đùa giòn tan của những đứa trẻ năm ấy, bãi đê ven sông bạt ngàn dâu tằm cùng cánh diều tuổi thơ thẳng cánh cò bay. Thời khắc giao mùa, trên những bãi bồi ven sông Đáy, sông Hồng, dâu tằm bắt đầu nở rộ, chín rực cả một góc trời. Từng chùm đỏ hồng, sai trĩu quả, bao kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về trong kí ức của tôi. Hà Nội mùa này cũng đang ngập tràn sắc đỏ của những gánh dâu tằm.

Một buổi chiều lang thang trên những con phố cổ Hà Nội, tôi bất chợt bắt gặp gánh hàng dâu của một cô bán rong. Thấy tôi cứ nhìn mải miết cô đon đả chào hàng “Mua đi cháu, dâu mùa này ngon lắm đấy”.“Bao nhiêu tiền một cân thế cô” - 20.000 nghìn thôi cháu. Lấy cho cháu một cân đi. Cẩn thận chọn từng quả, tôi mân mê chúng một cách thích thú, bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày xưa. Quê tôi là vùng đất nằm cạnh sông Đáy, bao quanh là bãi lở, bãi bồi, đất cát phù sa tươi tốt nên cây cối sinh trưởng rất khỏe mạnh.Ven sông trồng chuối và dâu tằm rất nhiều. Nhưng tụi trẻ con chúng tôi thì thích dâu tằm hơn. Bởi vì cây sai quả lại dễ hái chứ không như chuối, phải đợi chúng chín thật là lâu mới có thể ăn được.

Cứ đến tháng 4, chuẩn bị thời gian nghỉ hè của lũ trẻ chúng tôi là tới dịp dâu tằm chín. Đỏ au cả một một triền đê, bướm ong thi nhau bay lượn và là món quà thầm khao khát của bọn trẻ. Dù nhà cũng có thể có dâu tằm đấy nhưng thích cái cảm giác đi bẻ trộm dâu tằm ở triền đê, ăn vội vàng quả dâu chín mọng rồi cười khúc khích cùng nhau. Vào buổi trưa,người lớn thường ngủ, lũ trẻ chúng tôi lại trốn bố mẹ đi ra bãi dâu tằm, chơi đủ các trò bịt mắt bắt dê, trốn tìm....Thỉnh thoảngkhông cần tìm ra mà có đứa sẽ tự la lên bởi vì bụi dâu tằm nó trốn có sâu róm, chúng tôi sẽ cùng cười lên thích thú, thi nhau trêu trọc nó. Thằng Tuấn, cạnh nhà tôi, điển hình tiêu biểu, biết bao lần nó tự chui ra mà không cần tìm cũng chỉ vì đám sâu. Hay cũng bởi vì chúng tôi chơi ở bãi dâu nhiều quá mà khiến dâu rụng nhiều, làm nát cả dâu của nhà họ mà bị chủ vườn rượt đuổi đến chạy bạt mạng. Lần đó tôi chạy nhanh quá bị ngã sứt đầu gối, không những không được thương mà còn bị đánh cho một trận nhừ tử.

Dù có nhiều tai nạn ở bãi dâu tằm nhưng bọn trẻ chúng tôi vẫn ngày ngày ra đó trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Bởi vì những quả dâu căng mọng, ttròn và ngọt lịm đó thực sự hấp dẫn biết bao. Quả dâu to nhất phải bằng ngón tay cái, khi chín màu hồng đỏ hoặc chín đậm có màu giống quả mùng tơi. Ăn loại nào cũng sẽ có vị ngon riêng biệt của nó. Khi dâu vừa chín sẽ có vị chua chua, chan chát, chấm với muối thì phải nói ngon thôi rồi. Con gái tụi tôi là mê nhất kiểu ăn thế này. Dâu chín kĩ thì có thể ăn không cũng thấy ngọt rồi, hoặc dầm với đường bỏ một ít đá vào nữa, ngon tuyệt cú mèo luôn. Đôi khi cả lũ lang thang dưới gốc dâu để nhặt đầy những quả dâu chín rụng, mang về bỏ vào bát, hòa thành khiên mực giống như trong phim, lấy cỏ bấc và giấy ra viết viết. Ở nhà tôi vẫn còn lưu giữ mẩu giấy năm đó, đó là tên của tất cả lũ trẻ chúng tôi. Nhưng đôi khi lũ con trai nghịch dại, chúng lấy mấy quả dâu đó chát vào áo trắng của tụi con gái, làm bẩn hết áo. Tôi đã từng đánh nhau với một thằng bé đến nỗi giờ đây vẫn còn một vết sẹo nho nhỏ ở chán chỉ vì nó đã làm bẩn áo tôi.

Mùa dâu lúc nào cũng nhiều nên tôi thường thấy bà nội hay mua dâu về để ngâm. 1 cân dâu, 1 cân đường, tôi luôn nhớ tỉ lệ là vậy. Bà nói phải đợi hai tháng thì dâu mới ngấm đường, mới ăn được nhưng tôi luôn trốn bà gắp trộm những quả dâu đó chỉ vì không cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó. Ngày hè nóng nực tháng bảy sẽ bay đi một cách nhanh chóng bởi một cốc dâu tằm mát lạnh, ngọt thanh thanh man mát đếntừng ngụm nhỏ. Tôi còn được nghe bà kể về việc nuôi tằm ngày xưa của làng quê. Gọi là dâu tằm vì người ta hái những lá dâu để mang về nuôi những con tằm, chúng nhả tơ ra, từng sợi, từng sợi, rất nhiều con dâu tằm mới tạo được nên một tấm lụa tơ tằm thượng hạng. Vì thế giá của chúng rất đắt, chỉ những nhà có tiền hay địa chủ mới có tiền để mặc. Ngày ấy tôi cũng từng ao ước được sờ vào thú lụa ấy một lần, không biết sẽ ra sao nhỉ, chắc là đẹp lắm. Bà nội tôi nay đã không còn và dĩ nhiên cũng chẳng còn cốc dâu đá vào mỗi mùa hè nữa. Cứ đến hè là tôi lại nhớ bà, nhớ những ngày tháng rong chơi cùng lũ bạn ngày xưa.

Bây giờ ở quê đã không còn nhiều dâu tằm như trước nữa. Lũ trẻ con chắc cũng không còn nô đùa bên những bãi dâu như chúng tôi ngày trước. Thỉnh thoảng về quê tôi cũng hay ra ngắm bãi dâu, bồi hồi nhớ về những đứa bạn ngày nhỏ, giờ này mỗi đứa mỗi nơi, không biết chúng còn nhớ về kỉ niệm năm ấy nữa không nhỉ. Tôi sẽ cố hít hà cái hương thơm dìu dịu, thơm thơm của mùi dâu chín ấy, để không bao giờ quên được quê hương, quên được bà tôi.

Trong một đoạn trích Chinh phụ ngâm thời trung học có câu “Ngàn dâu xanh ngắt một màu/ Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”. Người vợ tảo tần trong chốn quê nhà mượn ngàn dâu để gửi gắm nỗi nhớ chồng sâu thẳm, khôn nguôi nơi sa trường. Từ xa xưa, người ta luôn ví von cuộc đời qua hình ảnh bãi bể nương dâu. Để cho thấy được sự gần gũi của cây dâu trong giai thoại từ ngàn đời của lịch sử nước nhà.

Rong ruổi trên khắp những con phố Hà Nội, những bà những chị với chiếc xe hàng thân thuộc hay đôi quang gánh nặng trĩu chở đầy những sọt dâu tằm. Thứ quả thân quen gợi nhớ, gợi thương cho những con người xa xứ về miền quê Bắc Bộ của họ.

Những chuyến xe theo người len lỏi trên những con phố, ngóc ngách, chở đầy nỗi nhọc nhằn về cơm áo, gạo tiền nơi thôn quê. Giọt mồ hôi rơi trên gương mặt họ làm người ta đôi lúc lại chạnh lòng. Mong những gánh dâu tằm được bán hết, để kỉ niệm thời ấu thơ trở về với tất cả những người con xa xứ.

 

Thanh Hoài

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline