Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Mở rộng thị trường tiêu thụ rau quả

Thứ năm, 24/02/2022 16:02

TMO - Năm 2022 đang được dự báo có nhiều khó khăn trong tiêu thụ rau quả trong nước và xuất khẩu, đòi hỏi các ngành chức năng cần xây dựng kế hoạch sản xuất và mở rộng thị trường ngay từ đầu năm.

Thông tin từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, tổng sản lượng rau một năm của các tỉnh phía nam hiện khoảng hơn 10 triệu tấn. Trong đó, sản lượng quý I hầu như tập trung vào tháng 1, chiếm hơn 60% tổng sản lượng. Theo tính toán, nếu mỗi người dân tiêu thụ khoảng 10 kg rau/tháng, sản lượng rau thừa trong quý I/2022 khoảng 2,5 triệu tấn. Số lượng này sẽ cần phải đưa vào chế biến. 

Đối với cây ăn quả, thanh long là cây cho sản lượng cao nhất (1,4 triệu tấn/năm). Tiếp đến là chuối (hơn 1 triệu tấn), xoài (hơn 800.000 tấn), sầu riêng (hơn 600.000 tấn). Trong ba tháng đầu năm 2022, thanh long, mít, bưởi, chuối, xoài… sẽ là những loại cây ăn quả chịu áp lực tiêu thụ lớn nhất, có thể sẽ cần hỗ trợ tiêu thụ trong thời gian tới.

 Mở rộng thị trường xuất khẩu rau củ để tránh thiệt hại khi xảy ra tình trạng ứ đọng, ùn tắc tại các cửa khẩu

Theo số liệu từ Sở NG&PTNT tỉnh Gia Lai, hiện nay số lượng dưa hấu của tỉnh bị ảnh hưởng bởi việc ùn tắc ở các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc là khoảng 1.600 tấn, khiến giá dưa hấu bình quân tại ruộng chỉ 2.000-3.000 đồng/kg. Nông sản chủ lực khác của tỉnh là thanh long, dự kiến hơn 3.000 tấn, cũng chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, riêng sản lượng thanh long trong quý I/2022 cần tiêu thụ lên đến 226.400 tấn, trong đó cần xuất khẩu 147.500 tấn.

Hầu hết sản lượng cây ăn quả phần lớn thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng khu vực này lại có quá ít cơ sở chế biến sơ, chế biến sâu nên chủ yếu phải xuất bán dưới dạng quả tươi, khiến áp lực tiêu thụ càng gia tăng do vào mùa vụ thu hoạch rộ, lượng hàng rất lớn.

Để khắc phục tình trạng ùn tắc, ú động nông sản, các địa phương cần làm tốt phương án quy hoạch sản xuất theo tiểu vùng. Trong đó, chú trọng đến việc dự báo sản lượng, chất lượng, đánh giá, cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói; xây dựng kế hoạch tiêu thụ; kết nối doanh nghiệp liên kết sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh công nghệ chế biến, nhất là chế biến sâu.

Năng lực sản xuất rau quả hằng năm của Việt Nam là 28 triệu tấn, nhưng trình độ công nghệ chế biến rau, quả mới chỉ ở mức trung bình tiên tiến với 237 cơ sở chế biến. Năng lực sơ chế, chế biến rau quả đạt khoảng 30%. Hạn chế trong năng lực chế biến rau, quả đã dẫn đến tình trạng dư thừa lượng rau quả hàng hóa lớn khi vào vụ thu hoạch đồng loạt tại các địa phương. Để giải quyết vấn đề này, vai trò quan trọng là các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực chế biến.

Nâng cao năng lực chế sâu tạo điều kiện cho xuất khẩu chính ngạch

Ngoài ra, một vấn đề lớn nữa cần quan tâm là công suất nhà máy chế biến hiện mới chỉ đạt 60% do không đủ nguyên liệu đầu vào. Chính vì vậy, thời gian tới, người sản xuất, hợp tác xã phải bảo đảm sản xuất an toàn, đúng tiêu chuẩn, theo yêu cầu của đơn vị thu mua để bảo đảm nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn, giúp các nhà máy chế biến nâng cao công suất hoạt động thì mới thúc đẩy họ đầu tư trở lại.

Thời gian vừa qua, xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn với hàng nghìn xe container ùn tắc tại cửa khẩu các tỉnh phía bắc, điều này đặt ra yêu cầu thay đổi trong phương thức xuất khẩu nông sản nước ta hiện nay. Đồng thời, các đơn vị cung ứng mặt hàng rau, quả cần chú trọng hơn đến việc khai thác thị trường trong nước, song hành với đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu rau, quả sang những quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ...

Bên cạnh đó, việc đa dạng hình thức tiêu thụ cũng cần được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới thông qua các kênh trực tuyến, sàn thương mại điện tử… vốn đã phát huy tác dụng rất tốt trong suốt thời gian bùng phát dịch Covid-19.

 

 

Khánh Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline