Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 07:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Mở rộng diện tích, nâng cao hiệu quả trồng rừng gỗ lớn

Chủ nhật, 22/10/2023 07:10

TMO - Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có 45.000 ha rừng gỗ lớn. Với mục tiêu này, tỉnh ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người dân chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần hiệu quả bảo vệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn.

Tỉnh Quảng Nam có hơn 769.000 ha rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Hằng năm, số lượng gỗ rừng trồng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của tỉnh khoảng 1,45 triệu mét khối, góp phần tạo việc làm, giúp người dân thoát nghèo bền vững. Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây. Năng suất bình quân của rừng trồng từ 70 - 75 m3/ha/chu kỳ 5 năm. Trong khi đó, với chu kỳ rừng trồng gỗ lớn từ 10 - 12 năm, sản lượng bình quân có thể lên tới 250 m3/ha, lợi nhuận tăng khoảng 18 - 25 triệu đồng/ha/năm.

Người dân các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chuyển đổi trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: ALN. 

Chính vì lợi ích này, những năm qua, cùng với nhiệm vụ giữ rừng các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam như Nông Sơn, Nam Giang, Đông Giang…. tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích rừng trồng gỗ lớn, xem đó là cơ hội để người dân cụ thể hóa chủ trương “lấy ngắn nuôi dài” trong phát triển lâm nghiệp. Mỗi năm huyện Đông Giang phấn đấu trồng 800ha rừng gỗ lớn. Hiện nay, người dân đã trồng khoảng 500ha cây quế (chủ yếu tập trung ở thị trấn Prao), 30ha cây gáo (các xã Mà Cooih, A Ting), còn cây dổi vàng được trồng phân tán ở một số nơi.

Tại huyện miền núi Nam Giang, có hàng trăm hộ dân là người Cơ Tu từng trồng cây keo và cho thu nhập khá ổn định. Gần đây, UBND huyện Nam Giang chú trọng mở rộng diện tích rừng sản xuất tiếp cận hướng đầu tư nâng cao chất lượng rừng và chuyển hoá từ rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn. Tại huyện miền núi Nam Giang, năm 2022, ngoài cấp kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng cho các xã, thị trấn (380 triệu đồng/xã), địa phương huy động nguồn vốn, lồng ghép triển khai hỗ trợ người dân trồng rừng gỗ lớn nhằm đa dạng mục tiêu và hiệu quả phát triển lâm nghiệp bền vững, phát triển nền kinh tế xanh, đảm bảo thu nhập cho người dân vừa bảo vệ môi trường sống trước biến đổi khí hậu. 

Huyện Bắc Trà My đặt mục tiêu  trồng 1.000 ha rừng gỗ lớn tại các khu vực đầu nguồn nước, khu dân cư sinh sống dưới chân đồi trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện, với các loài cây bản địa như lim xanh, dổi... với tổng kinh phí hơn 96,5 tỷ đồng. Huyện Đại Lộc có tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp hơn 34.600ha, trong đó diện tích trồng rừng sản xuất là 13.384,27ha. Theo khảo sát, sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác của huyện đạt hơn 160.000 tấn/năm. Là địa phương giàu tiềm năng về kinh tế rừng song năng suất, chất lượng, giá trị từ rừng trồng tại Đại Lộc vẫn còn thấp, chủ yếu là rừng trồng keo nguyên liệu, sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ phục vụ chế biến dăm bột. Rừng trồng keo nguyên liệu chiếm khoảng 95% tổng diện tích rừng trồng sản xuất của huyện. 

Mô hình trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế được xem là hướng đi hiệu quả của ngành lâm nghiệp tại Quảng Nam. Ảnh: TN. 

Để thúc đẩy phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn theo Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí gần 600 tỷ đồng. Thời gian tới, để việc trồng rừng gỗ lớn mang lại hiệu quả, giúp người dân có thu nhập từ rừng, tỉnh Quảng Nam tập trung một số giải pháp như: tuyên truyền nâng cao nhận thức; đẩy mạnh giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích quy hoạch là rừng sản xuất chưa được giao cho tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng rừng gỗ lớn; nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ…

Ngoài ra, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Quảng Nam phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5 – 5,5%/năm; giá trị sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 5.600 tỷ đồng. Giá trị thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020 (bình quân 150 m3/ha/chu kỳ 10 năm); có ít nhất 20% diện tích (30.000 ha) rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí của quản trị rừng quốc tế và phấn đấu đến năm 2030 diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng đạt ít nhất 30% diện tích, tương đương 45.000 ha.

Mới đây, UBND tỉnh phân bổ hơn 1,7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí phân bổ sau bố trí thực hiện kế hoạch hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn (nguồn ngân sách tập trung) để thanh toán kinh phí thực hiện các dự án trồng rừng gỗ lớn năm 2020. Dự án trồng rừng gỗ lớn năm 2020 tại các địa phương trong tỉnh có tổng mức hỗ trợ đầu tư gần 9,5 tỷ đồng; bao gồm dự án trồng rừng gỗ lớn huyện Tây Giang (hơn 2 tỷ đồng), Tiên Phước (hơn 1,2 tỷ đồng), Hiệp Đức (gần 4 tỷ đồng), Bắc Trà My (hơn 1,4 tỷ đồng), Thăng Bình (750 triệu đồng).

Trong đó lũy kế vốn cấp và giải ngân đến 31/1/2023 hơn 5,2 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung lần này để thanh toán kinh phí thực hiện các dự án trồng rừng gỗ lớn năm 2020 theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư. UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện được phân bổ kinh phí lần này quản lý, sử dụng kế hoạch vốn được giao đúng mục đích, hiệu quả; giải ngân kế hoạch vốn theo đúng thời hạn và thực hiện thanh quyết toán theo quy định. Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ.

 

 

Mạnh Tuấn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline