Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/10/2024 07:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ nhật, 06/10/2024

Mở rộng diện tích hệ sinh thái cần được bảo vệ

Thứ tư, 22/05/2024 14:05

TMO - Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học nhấn mạnh: Thiên nhiên, đa dạng sinh học (ĐDSH) là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nhân loại. Tuy nhiên, với tốc độ suy thoái của thiên nhiên toàn cầu ở mức báo động, cần thúc đẩy các hành động bảo tồn ĐDSH để bảo vệ cuộc sống của chính con người và các loài sinh vật khác.  

Nhằm đặt ra các mục tiêu chung về bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) diễn ra tại Montreal (Canada) tháng 12/2022, các nước tham gia đã đạt được thỏa thuận lịch sử nhằm thúc đẩy bảo vệ hệ sinh thái vốn là nền tảng cho cuộc sống và sinh kế của con người. 

Với sự nhất trí của hơn 190 quốc gia, Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal tập trung vào việc giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học ở cả 3 cấp độ: hệ sinh thái, loài, nguồn gen. Khung đa dạng sinh học có 23 mục tiêu toàn cầu định hướng hành động cho hành động khẩn cấp trong thập kỷ đến năm 2030, được chia thành 3 nhóm vấn đề: Giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học; đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích; các công cụ, giải pháp thực hiện và lồng ghép.

Mục tiêu tham vọng được định lượng rõ nét nhất của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF) là 30x30. Theo đó, đến năm 2030, ít nhất 30% diện tích các hệ sinh thái trên cạn, nước nội địa, ven biển và biển bị suy thoái; ít nhất 30% diện tích đất liền, nước nội địa, vùng biển và ven biển được bảo tồn và quản lý hiệu quả…

Về tầm nhìn đến năm 2030, GBF hướng tới các mục tiêu hết sức tham vọng, bao gồm: Bảo tồn và quản lý hiệu quả ít nhất 30% diện tích đất liền, vùng nước nội địa, vùng ven biển và đại dương trên thế giới, chú trọng vào các khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với ĐDSH, chức năng và dịch vụ HST, thông qua việc thành lập các khu bảo tồn và các biện pháp bảo tồn khác ngoài khu bảo tồn (mục tiêu 30x30); phục hồi hiệu quả ít nhất 30% diện tích các HST bị suy thoái, ít nhất 50% loài ngoại lai xâm lấn được diệt trừ hoặc kiểm soát tại các khu vực ưu tiên. Đây là những mục tiêu hết sức tham vọng vì đến nay, trên thế giới tỷ lệ diện tích được bảo tồn mới đạt xấp xỉ 17% (ở trên cạn) và xấp xỉ 8% (ở vùng biển). Với mục tiêu này, đòi hỏi các nước phải tiếp tục mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn và OECM.

Đa dạng sinh học là nền tảng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia. 

GBF cũng chú trọng vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên và cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái trong giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiên tai; thừa nhận quyền, vai trò và đóng góp của người dân bản địa và cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học; đề ra mục tiêu cần tập trung giải quyết các trợ cấp có hại cho đa dạng sinh học với kinh phí tối thiểu là 500 tỷ USD/năm; thiết lập Quỹ mới cho khung đa dạng sinh học toàn cầu và đề ra mục tiêu huy động 200 tỷ USD mỗi năm cho bảo tồn đa dạng sinh học.

Việt Nam là 1 trong 12 trung tâm đa dạng sinh học; 1 trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập được hệ thống gồm 178 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích hơn 2,6 triệu ha bao gồm các khu vực trên cạn và biển; 9 vùng đất ngập nước được công nhận là vùng đất ngập nước tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsar); 11 khu Dự trữ sinh quyển thế giới, 6 khu Di sản thiên nhiên thế giới; 12 vườn di sản ASEAN; 64 vùng chim quan trọng; khoảng hơn 62.000 loài sinh vật đã được xác định... 

Tuy vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái về đa dạng sinh học cùng với những thách thức to lớn khác như ô nhiễm môi trường và nguồn nước, suy thoái đất đai, rác thải nhựa đại dương và những ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu. Thực trạng trên buộc nước ta  phải xác định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học song hành với quá trình phát triển, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên. 

Là một trong những quốc gia thành viên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (CBD) và là một thành viên ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua Khung GBF tại COP15, Việt Nam đã và đang thể hiện cam kết và trách nhiệm với các mục tiêu về ĐDSH. Trước khi Khung GBF được thông qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với phạm vi triển khai trên cả nước.

Trong giai đoạn đến năm 2030, Chiến lược đặt ra yêu cầu diện tích các khu bảo tồn trên cạn sẽ tiếp tục được tăng lên theo chỉ tiêu đề ra xấp xỉ 2% (từ khoảng 7% tới 9%), các khu bảo tồn biển được bảo tồn sẽ tăng mạnh, đạt từ 3 - 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia. Chiến lược cũng đề ra mục tiêu phục hồi được 20% các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái; xác định các đề án, nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện để đạt được mục tiêu này để có đóng góp tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu toàn cầu về bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham gia tham mưu cho Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học và đã ban hành Quyết định 3220/QĐ-BTNMT về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện tại, Bộ đang tiếp thu, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (gọi tắt là Quy hoạch BTĐDSH).

Quy hoạch BTĐDSH xác định rõ 6 đối tượng quy hoạch cũng là 6 khu vực quan trọng về đa dạng sinh học (khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng và đất ngập nước quan trọng) và không gian của các đối tượng này. Quy hoạch kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đà suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ....

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 diện tích các khu bảo tồn trên cạn đạt gần 3 triệu ha (tương đương 9% diện tích đất liền), tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển...  

Quy hoạch nhằm mục gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

Cụ thể, đến năm 2030 diện tích các khu bảo tồn trên cạn đạt gần 3 triệu ha (tương đương 9% diện tích đất liền), tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia. Số khu bảo tồn tăng từ 178 lên 256 đơn vị, trong đó thúc đẩy các khu bảo tồn đất ngập nước và biển. Đồng thời, thành lập các cơ sở nuôi trồng loài nguy cấp, quý hiếm cần bảo vệ, tăng cường năng lực cứu hộ động vật hoang dã; lưu giữ bảo quản giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa-lịch sử…

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học, bắt đầu từ năm 1993, Liên hợp quốc đã lấy ngày 22/5 là ngày Quốc tế đa dạng sinh học.  Năm nay, Liên hợp quốc đã lựa chọn chủ đề cho Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 là “Be part of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” nhằm kêu gọi các bên liên quan cùng tham gia, đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF), hướng tới ngăn chặn, giảm bớt sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ "Phục hồi hệ sinh thái" (2021-2030).

Để hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục, đồng thời thúc đẩy lối sống hài hoà với thiên nhiên.

Theo đó, các cơ quan tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (GBF) được thông qua tại Hội nghị COP15; phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, chỉ thị trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời, tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã, bảo vệ và tôn trọng các phong tục tập quán bền vững của người dân địa phương sống tại các khu vực dễ bị tổn thương như các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia và các khu vực được công nhận là Di sản thiên nhiên…/

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline