Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 11:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ tư, 16/04/2025

Mở rộng diện tích cây ăn quả, hoa màu theo hướng tập trung

Chủ nhật, 23/03/2025 06:03

TMO - Để phát huy tiềm năng về đất đai và đáp ứng nhu cầu của thị trường, tỉnh Hưng Yên đã tập trung phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả, hoa màu và cây cảnh. Nhiều mô hình đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, cho thấy đây hướng phát triển đúng đắn, bền vững.

Tính đến cuối năm 2024, diện tích trồng cây ăn quả toàn tỉnh Hưng Yên là gần 15nghìn hec-ta, trong đó, có hơn 3,7 nghìn héc-ta được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đã khẳng định được hướng phát triển bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng cây ăn quả lâu năm cho thu nhập trung bình 300 - 500 triệu đồng/héc-ta/năm, trong đó trồng nhãn, vải cho thu nhập 300 - 350 triệu đồng/héc-ta/năm; trồng cây có múi (cam, quýt, bưởi) cho thu nhập 350 - 500 triệu đồng/héc-ta/năm.

Một số xã phía Bắc của huyện Phù Cừ và xã Đa Lộc (Ân Thi) chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng vải trứng Hưng Yên cho thu nhập 500 - 700 triệu đồng/héc-ta/năm… Hiện nay, diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh Hưng Yên có hơn 15 nghìn héc-ta. Trong đó, cây nhãn có hơn 4,9 nghìn héc-ta, cây vải hơn 1,3 nghìn héc-ta, cây cam 1,7 nghìn héc-ta, cây bưởi có 2,1 nghìn héc-ta, cây chuối 2,5 nghìn héc-ta…

Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đã khẳng định được hướng phát triển bền vững, cho thu nhập khá ổn định. Các mô hình trồng cây ăn quả được các địa phương tích cực mở rộng. Tại Huyện Kim Ðộng hiện nay có gần 1,7 nghìn héc-ta hoa, cây ăn quả, cây cảnh. Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác cho người dân, cuối năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, huyện triển khai 1 mô hình với diện tích 0,5 héc-ta thực hành IPM trên cây cam tại xã Chính Nghĩa; 3 mô hình bón phân theo nguyên tắc “4 đúng” kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh trên cây ăn quả với quy mô 15 héc-ta tại các xã Hùng An, Ðức Hợp và Mai Ðộng; 2 mô hình tưới phun tự động cho cây ăn quả với quy mô 4 héc-ta tại các xã Ðức Hợp, Ðồng Thanh.

Đại diện Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Kim Ðộng cho biết, thời gian qua, huyện khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất cho hiệu quả cao để nhân rộng.

Huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư, nâng cấp, cải tạo hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất như: Ðường giao thông, hệ thống kênh mương, trạm bơm; triển khai một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt và chế biến như: Sản xuất trong nhà lưới, nhà vòm, nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống sản xuất rau thủy canh, khí canh, hệ thống tách, bóc hạt tự động. Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên đã triển khai một số mô hình và cho hiệu quả cao, là điểm sáng để nông dân học tập kinh nghiệm, nhân rộng.

Trong đó, mô hình sản xuất hoa lay-ơn thực hiện tháng 8/2024 với quy mô 1,5 héc-ta được triển khai tại xã Hồng Quang (Ân Thi) và phường Lam Sơn (thành phố Hưng Yên) cho hiệu quả kinh tế cao. Chia sẻ của một số người dân sống tại phường Lam Sơn (thành phố Hưng Yên), tham gia mô hình sản xuất hoa lay-ơn, thực hiện kỹ thuật trồng, chăm sóc theo hướng dẫn nên lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng giảm so với các năm trước, cây hoa sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng hoa cao, mẫu mã đẹp, cho thu lãi gần 30 triệu đồng/sào.

Nhãn là một trong số những cây ăn quả chủ lực của tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Internet). 

Cùng với đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã và đang tiếp tục triển khai mô hình tưới phun tự động cho cây ăn quả với quy mô 6 héc-ta được triển khai tại các xã: Ðức Hợp, Ðồng Thanh (Kim Ðộng), Ðại Tập (Khoái Châu) đã đáp ứng đủ và kịp thời độ ẩm cho cây trồng phát triển tốt; hệ thống giúp tiết kiệm nước, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng, không gây rửa trôi, thoái hóa đất, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm sức lao động và chi phí nhân công, có thể kết hợp với bón phân cho cây trồng.

Mô hình cho năng suất tăng khoảng 10-15% so với trước. Bên cạnh đó, hiện nay, Trung tâm tiếp tục thực hiện mô hình thâm canh cây ăn quả VietGAP với quy mô 65 héc-ta, tại 13 điểm triển khai (13 vùng sản xuất) nhằm phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả chủ lực của tỉnh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, đồng thời phối hợp với các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Trong đó chú trọng việc bố trí kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất; tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức chứng nhận đạt tiêu chuấn VietGAP trên một số cây ăn quả chủ lực của tỉnh; bảo quản quả bằng công nghệ màng, chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh, kho lạnh, điều khiển nhiệt độ ấm tự động.

Ðồng thời, sử dụng công nghệ thời tiết - môi trường (iMetos) để dự báo, cảnh báo thời tiết - môi trường, thiên tai và sâu bệnh cho cây trồng; cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi; nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống giao thông trục chính và nội đồng; xây dựng bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cho vùng trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung; Xây dựng cơ sở chế biến, sản xuất sản phẩm chuyên sâu…

Dự kiến đến hết năm 2025, toàn tỉnh Hưng Yên sẽ có khoảng 17,5 nghìn héc-ta diện tích cây ăn quả. Trong đó, Hưng Yên phấn đấu giữ ổn định diện tích nhãn tối đa 5 nghìn héc-ta, cây cam giữ ổn định diện tích trồng khoảng 2 nghìn héc-ta, cây chuối phát triển ổn định diện tích khoảng 3 nghìn héc-ta; cây vải phát triển, mở rộng diện tích từ 800 đến 1 nghìn héc-ta... Ðối với diện tích trồng hoa, địa phương này định hướng phát triển, mở rộng khoảng 500 héc-ta, nâng diện tích trồng hoa trong tỉnh đạt 1,5 nghìn héc-ta. Ðối với cây cảnh, phát triển, mở rộng khoảng 120 héc-ta, nâng diện tích  đạt 1 nghìn héc-ta.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị, ngày 27/8/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1987/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025.

UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện đạt 100% diện tích sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh của vùng sản xuất tập trung từ 5 héc-ta trở lên và thực hiện theo chuỗi bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu và một phần lớn diện tích cây ăn quả được sản xuất, chứng nhận đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP. Hằng năm trồng mới, mở rộng, phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị vùng đã trồng.

Tập trung xây dựng các mô hình: Hoa, cây cảnh, thâm canh cây ăn quả VietGAP, tưới cho cây ăn quả; hỗ trợ duy trì chứng nhận VietGAP cho các hợp tác xã, tổ hợp tác; xây dựng thị trường xúc tiến thương mại; tổ chức các hội chợ, triển lãm; xây dựng kênh tiêu thụ ở các huyện, thị xã, thành phố…/.

 

 

Ngọc Mai

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline