Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 04:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Trồng loài cây "voi không ưa thích”

Thứ ba, 11/01/2022 16:01

TMO - Trước thực trạng đàn voi rừng tấn công liên tiếp đến diện tích hoa màu của bà con, các hộ dân tại huyện Buôn Đôn, Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) đã phát triển mô hình “trồng cây voi không ưa thích” để giải quyết xung đột giữa voi và lợi ích kinh tế của bà con.

Rẫy nương của bà con huyện Buôn Đôn và Ea Súp nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Yok Đôn. Mặc dù mùa mưa cây cỏ xanh tốt, là nguồn thức ăn dồi dào cho loài voi hoang dã nhưng vào mùa khô, thức ăn dần trở nên khan hiếm, đàn voi rừng tìm đến các nương rẫy của người dân ở các xã biên giới như xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) và xã Cư M’lan, Ea Bung, Ia R’vê, Ya Lốp (huyện Ea Súp)… để kiếm thức ăn. Tại các huyện kể trên, mỗi năm từng đàn voi rừng từ 3 đến 7 con, có khi là chục con về phá rẫy từ 3 đến 5 lần có năm tới 10 lần.

Bà con chuyển sang canh tác cây cà ri cũng như phối hợp một vài giải pháp để voi rừng không còn phá hoại nương rẫy.

Để khắc phục tình trạng trên, bà con đã trồng nhiều ha cây hoa màu ngắn ngày, trồng xen cây tếch, cây me chua, táo. Từ khi chuyển đổi cây trồng đến nay, đàn voi có về rồi tự di chuyển vào rừng sâu. Sau 2 năm kết hợp trồng xen canh, người dân không còn phải tìm cách để voi không phá hoại mùa rẫy.

Đồng bào còn có thêm thu nhập từ việc trồng các loài cây ngắn ngày thuộc danh mục voi không ưa thích (như quả cà ri có mùi hương nên voi không thích; lá cây me có vị chua cũng không phải là khẩu vị của voi; bưởi da xanh có nhiều tinh dầu; còn táo xanh lại có gai.

Khi chuyển đổi các loại cây trồng, bà con chỉ cần dùng đèn pha và tiếng lục lạc, là voi đã đi. Mô hình cây trồng cây voi không ưa thích này đang giúp người dân yên tâm canh tác trên diện tích rẫy, vừa bảo vệ rừng, vừa bảo vệ động vật hoang dã.

Mới đây UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có quyết định không sử dụng voi nhà làm dịch vụ, thay vào đó là các hoạt động thân thiện với voi. Từ đây, những người thuần phục nổi tiếng cũng sẽ không để khách cưỡi trên lưng voi, mà bên những con voi già, người ta kể cho khách nghe những điều thú vị về chuyện voi với người.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline