Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 00:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Miệng núi lửa cổ ở vùng biển Bình Châu

Thứ hai, 18/07/2022 22:07

TMO - Quảng Ngãi được đánh giá là viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa hiếm hoi trên thế giới, trong đó miệng núi lửa cổ ở vùng biển Bình Châu góp phần mang lại vẻ hoang sơ, hùng vĩ cho mảnh đất này.

Dấu tích miệng núi lửa cổ rộng khoảng 30 m2 sát mép biển ở mũi Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn). Miệng núi lửa rộng 30 m2, rạn san hô cộng sinh dày đặc trên các đảo đá trầm tích... Bên trong dấu tích miệng núi lửa cổ chứa đầy rong rêu, cỏ và nước biển. Các nhà khoa học nhận định, miệng núi lửa cổ này dù nằm sát mực nước biển nhưng còn nguyên vẹn.

Mỗi khi thủy triều rút, dấu tích miệng núi lửa dần lộ ra, nhìn từ trên cao giống như một chiếc chảo khổng lồ. Ảnh Minh Hoàng 

Tại mũi Ba Làng An có kết cấu địa chất độc đáo với quần thể đá bazan, đất đá ong và vết tích nham thạch núi lửa phun trào. Nham thạch núi lửa chảy về phía biển gặp nước đông cứng lại tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp bên bờ biển. Khu vực này cũng có 3 mũi đá nhô ra biển gọi là mõm Lò ở phía Nam, mõm Đông ở phía Tây và mõm Đèn ở phía Bắc.

Mũi Ba Làng An với cấu trúc địa chất độc đáo là nơi phát hiện dấu tích của miệng núi lửa cổ ở tỉnh Quảng Ngãi 

Các mũi này được hình thành trên núi đá lửa bazan, có tuổi khoảng 1 triệu năm tạo nên những cảnh quan kỳ thú, có giá trị địa mạo phục vụ nghiên cứu khoa học, vừa mang vẻ đẹp tự nhiên có khả năng khai thác phục vụ nhu cầu du lịch văn hóa của người dân. 

 

 

Thanh Thảo 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline