Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Miền Trung, Tây Nguyên chủ động ứng phó cao điểm mùa khô

Chủ nhật, 17/03/2024 07:03

TMO - Dự báo trong khoảng 1-2 tháng tới là giai đoạn cao điểm mùa khô ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo nhận định, tình hình hạn hán năm nay có thể gia tăng hơn năm ngoái, người dân chủ động theo dõi và ứng phó.  

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ tháng 4-6/2024,  khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong thời kỳ tháng 4/2024. Ở khu vực Trung Bộ khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong thời kỳ này. Dự báo khả năng từ tháng 6 trở đi, El Nino mới dần suy yếu chuyển pha với LaNina với xác xuất khoảng 55-60%.

Hiện nay El Nino vẫn còn tiếp diễn gây nắng nóng và nhiệt độ tăng cao hơn năm qua khoảng từ 0,5-1,5 độ C. Lượng mưa ở vùng Trung bộ và Tây Nguyên còn thiếu hụt 15-30%. Hệ quả mực nước ở các dòng sông đổ về giảm từ 20-50% so với mọi năm gây ra tình trạng khô hạn thiếu hụt nước đặc biệt ở các tỉnh Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Đắk Lắc. Cuối tháng 5 tình trạng khô hạn ở Tây Nguyên mới giảm dần chuyển sang mùa mưa. Nhưng với khu vực Trung và Nam Trung Bộ, từ tháng 9 trở đi mới bước vào mùa mưa lũ chính vụ, do đó từ tháng 5-8, khô hạn có khả năng xảy ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận. 

Hiện nay, 45 hồ chứa tại Trung Bộ, Tây Nguyên gần cạn nước, xấp xỉ mực nước chết. Nhiều hộ dân rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt. 

Từ đầu năm đến nay, ở khu vực ĐBSCL xuất hiện 2 đợt xâm nhập mặn tăng cao, ranh mặn 4g/l trên các sông ở mức cao hơn TBNN và cùng kỳ năm 2023. Dự báo tổng lượng dòng chảy trên sông Mê Công về ĐBSCL trong tháng 3-4/2024 ở mức thấp hơn TBNN từ 10-20%; tháng 5 - 6/2024 tương đương TBNN. Mực nước sông Cửu Long biến đổi châm theo triều và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo ở mức cao hơn TBNN.

Từ nay đến hết mùa khô năm 2024, các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2024 (từ 24/3-27/3). Các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2024 (từ 24-27/3, từ 08-12/4, từ 25-29/4). Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.  

Khu vực Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm đến 91,75% diện tích đất tự nhiên của cả khu vực. Với diện tích đất phục vụ sản xuất lớn như vậy, vừa là lợi thế nhưng cũng vừa là thách thức không nhỏ khi khu vực này đang trong giai đoạn đỉnh điểm mùa khô, và được đánh giá là khốc liệt nhất trong nhiều năm qua, nhiều địa phương không có cơn mưa nào suốt 2-3 tháng qua.

Người dân cần thực hiện các biện pháp ứng phó như: nạo vét lòng sông, tạo kênh dẫn, điều tiết nước chống hạn. Ảnh: BĐN. 

Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 5 và hiện đã bước vào giai đoạn cao điểm. Tại nhiều nơi, người dân đang đối mặt với việc thiếu nước tưới cho cây trồng, sinh hoạt và chăn nuôi. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như mô hình tưới nước tiết kiệm là rất cần thiết, được các địa phương khu vực Tây Nguyên khuyến khích nông dân thực hiện, nhất là đối với những nơi thường xuyên đối mặt với khô hạn cục bộ.

Cùng với đó, vì lưu lượng nước về các hồ chứa đạt thấp so với trung bình nhiều năm do hiện tượng El Nino, một số công ty thuỷ điện đang thực hiện giải pháp tối ưu để đảm bảo điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất dựa vào nhu cầu mùa vụ của các địa phương, vừa đảm bảo phát điện mùa khô.

Theo dự báo, việc điều tiết nước chống hạn có thể giúp người dân tưới đủ cho cây trồng đến cuối tháng 4 năm nay. Do đó, người dân cần thực hiện các biện pháp ứng phó như: nạo vét lòng sông, tạo kênh dẫn, tranh thủ bơm nước vào ban đêm khi thuỷ điện xả nước; lắp đặt trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước nhằm hạn chế thiệt hại đến sản xuất.

Bên cạnh việc phải đảm bảo nguồn nước, mùa khô là thời điểm lượng thức ăn xanh tại các cánh đồng tự nhiên dần thu hẹp, nguồn thức ăn tươi cho đàn gia súc trở nên khan hiếm. Đồng bào các dân tộc tại Tây Nguyên đang dần thích ứng với việc đảm bảo nguồn thức ăn và sức khoẻ cho đàn gia súc trước tình hình nắng hạn kéo dài, hạn chế các ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Hiện nay các công tác ứng phó với các thiên tai hạn hán còn thiếu nhiều các công cụ dự báo, phân tích đưa ra các quyết định kịp thời. Vì vậy các cấp phường xã công tác quản lý hạn hán cần chuyển cách tiếp cận “ quản lý thiên tai” sang “ quản lý rủi ro”, chủ động ứng phó giảm thiểu tối ưu thiệt hại cũng như phục hồi sau hạn hán.

Trước tình hình khô hạn kéo dài người dân cần phối hợp với cơ quan công tác quản lý hạn hán để phòng tránh giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra  một cách hợp lý nhất. Chúng ta cần sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Trong sản xuất nhất là sản xuất trong nông nghiệp, cần thực hiện về cả 3 phương diện: quy hoạch tưới tiêu, xây dựng đồng ruộng có khả năng giữ nước tốt nhất và lựa chọn ra những giống cây trồng phù hợp có khả năng chịu được hạn hán...

 

 

Tùng Dương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline