Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 09:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Long An: Tập trung phòng chống hạn, xâm nhập mặn

Thứ hai, 21/03/2022 21:03

TMO – Toàn tỉnh Long An có khoảng 27.110ha lúa vụ Đông-Xuân 2021 - 2022, lúa Hè Thu 2022 cùng diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Để ứng phó với nguy cơ này ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn gây ra.

Năm nay, tình hình hạn, mặn được dự báo là sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng. Trên cơ sở đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo bộ phận chuyên môn theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn, có khuyến cáo người dân trong việc lấy nước phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt; đồng thời, kết hợp những trạm đo mặn tự động trong thời gian qua, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết, chủ động theo dõi trên hệ thống trạm đo mặn tự động này.

Chủ động nguồn nước phục vụ tưới tiêu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp ngay tất cả hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn, mặn, bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho người dân.

Đồng thời đề nghị Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi Long An phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện phía Nam và TP.Tân An thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến độ mặn và có kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý, kiểm tra và có kế hoạch xử lý triệt để các cửa cống bị rò rỉ để phủ bạt, thay thế các ron cửa cống bị hư hỏng để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập vào bên trong nội đồng nhằm bảo đảm nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình chất lượng nước để kịp thời thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về tình hình chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông và nội đồng; đồng thời, khuyến cáo người dân không lấy nước ở các khu vực đã bị nhiễm mặn, tranh thủ lấy nước, tích trữ nước vào ao, đồng ruộng, các trang thiết bị có thể trữ nước (bồn chứa, túi chứa nước,...) khi nguồn nước còn dồi dào và nước mặn chưa xâm nhập vào các kênh, rạch nội đồng, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước nhằm bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt an toàn.

 

Minh Phụng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline