Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Long An đảm bảo quỹ đất phục vụ các dự án đầu tư

Thứ bảy, 16/03/2024 11:03

TMO - Tỉnh Long An triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Long An tiếp giáp TP.HCM, là "cầu nối" giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các khu công nghiệp (KCN) tập trung. Long An còn có khu kinh tế cửa khẩu và cảng quốc tế. Long An còn sở hữu hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ với nhiều lợi thế quan trọng như cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế thông qua sông Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây; các trục giao thông theo quy hoạch kết nối. Cảng Quốc tế Long An đã lắp đặt hoàn thành các thiết bị cẩu hiện đại, tiên tiến nhập khẩu từ Nhật Bản, sau khi vận hành sẽ đón các "tàu buýt container", đóng góp lớn cho công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Ngoài ra, các dự án hạ tầng giao thông như đường Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 TP.HCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ, dự án Quốc lộ 50B (Đường tỉnh 827E), đường song hành Quốc lộ 62, nâng cấp Quốc lộ N2,... không chỉ tạo thuận lợi cho liên kết vùng đô thị TP.HCM mà còn giúp Long An thu hút đầu tư vào khu kinh tế, KCN, liên kết giao thương hàng hóa.

Tỉnh hiện có 34 KCN được thành lập với diện tích hơn 9.251ha, có 26 KCN đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư. Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê từ đầu năm 2023 đến nay là 139ha, nâng tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê lên 2.883ha, lấp đầy đạt 67,41%. Nhờ khai thác đồng bộ, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương; đồng thời, nỗ lực thực hiện vai trò và trách nhiệm của địa phương được xem là một động lực tăng trưởng của vùng, những năm qua, Long An luôn giữ vị trí nằm trong nhóm đầu của cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). 

Tỉnh Long An triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm quỹ đất cho thu hút đầu tư. 

Tỉnh luôn xác định tầm quan trọng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư đối với sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tạo quỹ đất sạch để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Theo đó, tỉnh ban hành các nghị quyết, văn bản hướng dẫn và tập trung quyết liệt trong thực hiện, bước đầu tạo sự chuyển biến trong GPMB, góp phần đẩy nhanh quá trình đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án, nhà đầu tư đến với địa phương, phục vụ sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. 

Theo báo cáo, năm 2023 công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư tại địa phương này vượt kế hoạch đề ra. Theo đó, các địa phương tại Long An đã chi trả được 1.030,9 ha/927,6 ha, đạt 111,1% so với kế hoạch; đối chiếu với năm 2022 tăng 536,1 ha với tỷ lệ tăng 108%. Cụ thể, có 2 huyện thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng vượt kế hoạch là huyện Bến Lức (548/400ha đạt 137%) và thành phố Tân An (30,3ha/30ha đạt 101%). 2 huyện thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trên 80% là thị xã Kiến Tường (đạt 96%) và huyện Cần Giuộc (đạt 84,8%). 3 huyện thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trên 40% là huyện Đức Huệ (đạt 70%), huyện Cần Đước (đạt 52,9%), huyện Tân Trụ (đạt 46,4%). Còn lại 8 huyện thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dưới 40%.

Về kết quả tái định cư, tổng số nền bố trí tái định cư tại Long An trong năm qua đạt là 18.506 nền; số nền đã giao cho người dân là 18.109 nền, đã cấp giấy cho chủ đầu tư là 18.457 giấy, đã cấp lại giấy cho người dân là 16.713 giấy, số nền người dân đã xây dựng nhà ở là 5.381 nền. tỉnh Long An, cho biết công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư nhất là các công trình trọng điểm được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An.

Năm 2024, Long An phấn đấu tập trung thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, kết quả thực hiện đảm bảo diện tích khoảng 1.500 ha, đây là nhiệm vụ rất lớn, đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt trong triển khai. 

Để công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đạt được chỉ tiêu UBND tỉnh đề nghị các Sở ngành và UBND cấp huyện phải có kế hoạch thật cụ thể, chi tiết trong việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng của năm 2024, tập trung rà soát, theo dõi sát sao, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về mặt bằng của các dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ của các dự án kể cả dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách. Đối với các dự án khu tái định cư, các địa phương phải chủ động quy hoạch, bố trí các khu tái định cư mang tính tập trung phục vụ cho địa phương, bố trí chỉ tiêu đất cho phù hợp, chọn vị trí thuận lợi, tốt nhất để người dân an tâm giao đất.

Tỉnh xác định tầm quan trọng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư đối với sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tạo quỹ đất sạch để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Ảnh: BLA. 

Vừa qua, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Long An khóa X, Kỳ họp thứ 13 đã thống nhất thông qua Nghị quyết số 50/NQ-HĐND về thí điểm tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Long An (Nghị quyết 50) được thực hiện trên địa bàn huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc và TP. Tân An. Theo đó, danh mục dự án thực hiện thí điểm gồm 5 dự án, do Trung tâm Phát triển quỹ đất và Dịch vụ tài nguyên, môi trường là chủ đầu tư. 5 dự án thuộc danh mục dự án thí điểm để tạo quỹ đất sạch gồm: Dự án tạo quỹ đất sạch (Khu công nghiệp, khu dân cư tái định cư tại thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa), diện tích 200ha. Dự án Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để bố trí tái định cư Đường tỉnh 830E và phát triển khu đô thị, chủ đầu tư thuộc huyện Bến Lức, diện tích 99,995ha. Dự án thu hồi đất giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thực hiện công trình sự nghiệp (y tế, giáo dục), huyện Bến Lức, diện tích 9,203ha.

Dự án đường Vành đai TP. Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây (tiểu dự án Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các đoạn còn lại qua địa bàn TP.Tân An), tạo quỹ đất sạch 2 bên đường, thuộc TP. Tân An, diện tích 173,500ha. Dự án Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cặp Đường tỉnh 826D (đoạn Vành đai 4 TP.HCM đến Rạch Dừa) để phát triển đô thị, huyện Cần Giuộc, diện tích 75,060ha. Tỉnh Long An cũng xác định mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025 là tập trung giải quyết dứt điểm các dự án bồi thường, GPMB còn tồn đọng; phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ bồi thường, GPMB khoảng 4.000 ha đất để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tập trung các dự án thuộc chương trình đột phá, công trình trọng điểm, các dự án tạo quỹ đất sạch và phát triển khu công nghiệp, khu đô thị mới. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh phấn đấu hoàn thành bồi thường, GPMB tối thiểu 5.000ha đất để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Việc đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB cũng thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo quỹ đất sạch kêu gọi, thu hút đầu tư, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại - dịch vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra; đồng thời, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất.

Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công nghiệp và tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030.  Hiện UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023 để cấp huyện làm căn cứ triển khai tiếp nhận đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh.

 

 

Mạnh Cường 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline