Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 12:07

Tin nóng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ tư, 02/07/2025

Lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi

Thứ hai, 13/12/2021 10:12

TMO - Giá thức ăn gia súc, chi phí nhân công, đầu tư an toàn sinh học, phòng dịch bệnh… đều tăng trong khi sức mua của thị trường vẫn yếu, khiến cho không ít hộ, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp đang phải gánh chịu tổn thất nặng nề.

(Ảnh minh họa)

Một chủ trang trại nuôi heo tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cho biết, từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi gồm cám heo, các loại thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm của các công ty, doanh nghiệp như CP, De Heus, Emivest, Uni-President, Lái Thiêu… đều tăng từ 200 - 400 đồng/kg tùy loại, riêng các loại thức ăn đậm đặc tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg. Hiện giá cám heo có mức từ 282.000 - 320.000 đồng/bao 25kg, giá thức ăn chăn nuôi gia cầm hỗn hợp từ 300.000 - 310.000 đồng/bao 25kg. Bình quân mỗi đợt giá tăng từ 7.000 - 8.000 đồng/bao 25kg. Đến nay, đã có 5-6 đợt tăng giá, mức tăng tương đương 30% - 40%, thậm chí có một số mặt hàng giá cao gấp đôi khiến cho người chăn nuôi rất khó khăn, bỏ công sức mà không có lời. Một số trang trại đối mặt với tình trạng nợ đọng ngân hàng và treo chuồng trại vì càng làm càng lỗ do chi phí đầu vào quá cao mà giá thành sản phẩm không tăng.

Không riêng gì người chăn nuôi mà nhiều doanh nghiệp quy mô trong lĩnh vực này cũng gặp phải tình trạng khó khăn vì giá thức ăn chăn nuôi đội lên cao, trong khi giá heo thành phẩm sụt giảm trong nhiều tháng qua. Theo Công ty TNHH Emivest Việt Nam (tỉnh Bình Dương) cho biết, hiện giá các sản phẩm của công ty, như thịt heo, thịt gia cầm, trứng đều đang thấp hơn giá thành sản xuất.

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, với mức tăng giá nhanh liên tục so với thời điểm chỉ vài tháng trước đây, đến thời điểm hiện tại giá thành sản xuất sản phẩm chăn nuôi đã hình thành một mặt bằng giá mới. Cả doanh nghiệp và người chăn nuôi đều gặp khó trước thực trạng mức giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong đó, có khoảng 30 doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu nguyên liệu phục vụ các nhà máy sản xuất thức ăn. Tính đến nay, số lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về không có nhiều biến động mà vẫn giữ như mọi năm, khoảng trên dưới 20 triệu tấn gồm khoảng 9,5 triệu tấn ngô, 500.000 tấn thức ăn bổ sung, nguồn protein khoảng 2 triệu tấn... Dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ cần từ 28 - 30 triệu tấn mỗi năm, trị giá khoảng 13 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình từ 11 - 12% mỗi năm.

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, tính đến thời điểm này chưa có dấu hiệu về việc giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm. Bởi lẽ hiện nay quá trình vận chuyển nguyên liệu hàng hóa về Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển các mặt hàng này tăng 200-300% so với trước. Thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, bởi đây là yếu tố chiếm tới 65-70% trên tổng chi phí. Mỗi năm ngành chăn nuôi và thủy sản trong nước cần tới 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại. Trong đó, hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu có sẵn phối trộn.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, cho đến nay, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đã đạt trên 4 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo trong tháng cuối năm, con số này còn tiếp tục tăng khi số thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp đặt mua trong năm cập cảng Việt Nam. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao chắc chắn tiếp tục tác động đến giá thành sản xuất của nông dân.

Theo nhận định của một số chuyên gia, vấn đề “nổi cộm” hiện nay là giá mọi chi phí đầu vào trong sản xuất chăn nuôi đều tăng, trong khi đó giá đầu ra của các sản phẩm chăn nuôi lại giảm mạnh. Điều đáng nói, sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam lại phụ thuộc chủ yếu 70% - 80% vào thị trường nhập khẩu nên bị ảnh hưởng nặng nề khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng cao. Vì vậy, Chính phủ cần nhanh chóng có giải pháp trước mắt và lâu dài để tháo gỡ những khó khăn cho người chăn nuôi, doanh nghiệp giúp ngành chăn nuôi sớm lấy lại được sự bình ổn để từng bước đứng vững và đóng góp cho nền kinh tế đất nước.

 

 

Gia Kiệt

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline