Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/10/2024 17:10

Tin nóng

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 22/10/2024

Lào Cai tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản

Thứ ba, 22/10/2024 07:10

TMO - Do ảnh hưởng của bão số 3, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn, kiến nghị UBND tỉnh triển khai các giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng, sản xuất của Nhà nước, Nhân dân, doanh nghiệp tỉnh Lào Cai. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản đã chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền các cấp, các ngành phòng chống, ứng phó thiên tai và không để xảy ra thiệt hại về người, máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, hoàn lưu bão số 3 đã khiến một số doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản bị ảnh hưởng, thiệt hại như sạt lở mỏ, nước tràn ngập sâu lòng moong khai trường…

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản không đạt công suất thiết kế gây gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu khiến doanh nghiệp chế biến sâu các lĩnh vực luyện kim, hóa chất, phân bón… bị ảnh hưởng, giảm công suất nhà máy, thậm chí phải ngừng hoạt động. Nếu không tập trung khắc phục, đưa các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản về trạng thái bình thường sẽ gây tác động đến toàn bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai năm 2024 và các năm tiếp theo. 

Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 đơn vị được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại 22 mỏ khoáng sản (trừ khoáng sản vật liệu xây dựng). Trong quá trình hoạt động, phần lớn các đơn vị đều gặp khó khăn về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện thủ tục pháp lý về đất của dự án. Một số đơn vị chưa đảm bảo tiến độ triển khai dự án; mất cân đối về tài chính, khó khăn trong việc định chỉnh công nghệ, đổ thải… Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, các dự án khai thác khoáng sản thiệt hại ước tính khoảng 171 tỷ đồng. Mặc dù đã hoạt động trở lại nhưng chưa đảm bảo khai thác đạt 100% công suất thiết kế.

Hoàn lưu bão số 3 đã khiến một số doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản bị ảnh hưởng, thiệt hại như sạt lở mỏ, nước tràn ngập sâu lòng moong khai trường… 

Đối với chế biến khoáng sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 10 đơn vị hoạt động sản xuất hoá chất, 05 đơn vị sản xuất phân bón vô cơ các loại. Sau hoàn lưu bão số 3, các dự án khai thác quặng bị ảnh hưởng và không đảm bảo nguồn quặng để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Phần lớn các đơn vị sản xuất hóa chất chỉ hoạt động từ 60 - 85% công suất thiết kế do thiếu nguồn cung nguyên liệu apatit; giá phân bón DAP không cạnh tranh được so với giá DAP có nguồn gốc từ Trung Quốc… dẫn đến kế hoạch sản xuất quý IV/2024 của các nhà máy trong Khu công nghiệp Tằng Loỏng gặp nhiều khó khăn, hiện nay một số nhà máy đang hoạt động cầm chừng. Việc xử lý bãi thải gyps còn gặp khó khăn về tiến độ thực hiện

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản đều gặp khó khăn trong đền bù, giải phóng mặt bằng, bị chồng lấn trong quy hoạch sử dụng đất, hoạt động đổ thải. Nếu không được giải quyết dứt điểm về công tác giải phóng mặt bằng, một số mỏ sẽ đứng trước nguy cơ dừng hoạt động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh... đề xuất tỉnh Lào Cai, các sở, ngành chức năng quan tâm có những giải pháp, chính sách phù hợp để tháo gỡ, giải quyết cho doanh nghiệp. Trong đó tập trung hoàn thiện sớm công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. 

Thời gian qua, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, UBND huyện Văn Bàn, huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng, thành phố Lào Cai cho biết đã phối hợp với các doanh nghiệp khoáng sản đánh giá mức độ thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đồng thời, giải đáp, hướng dẫn và đưa ra phương án tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp về công tác đất đai, thuê đất, phê duyệt giá đất, xử lý việc cấp chồng lấn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phương án quản lý phần diện tích đất trước đây đã giao cho doanh nghiệp; hoàn thiện đo đạc bản đồ địa chính; thực hiện công tác rà soát, kiểm đếm, thu hồi đất, đền bù cho hộ dân; đảm bảo sắp xếp dân cư, triển khai thực hiện xây dựng khu tái định cư; công tác đổ thải của các nhà máy, thống nhất vị trí chứa quặng; cấp phép xây dựng; điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án; chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản bị thiệt hại…

UBND tỉnh đồng hành, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất đối với các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn. 

Ngành chức năng tỉnh đề nghị các chủ đầu tư, doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện và kịp thời phản ánh các vướng mắc, khó khăn về sở, ngành chức năng để cùng tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, đảm bảo các hồ sơ, thủ tục trước khi khai thác, vận hành; bám sát báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt, đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển quặng, đảm bảo an toàn hồ chứa quặng đuôi; khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong các văn bản của Trung ương, của tỉnh, sở, ngành chức năng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực khoáng sản, từ khâu xây dựng cho đến khai thác, chế biến; đảm bảo môi trường và bộ phận quản trị tốt; đổi mới công nghệ khai thác, chế biến, thực hiện đánh giá lại chuỗi giá trị sản xuất và công nghệ sản xuất tập trung vào các loại khoáng sản apatit, sắt, đồng, graphit.

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế, phí đối với Nhà nước; đồng thời có trách nhiệm thực hiện công tác an sinh xã hội với địa phương, xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân và phấn đấu 100% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn. Đặc biệt các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển lâu dài.

Thời gian tới, Lào Cai sẽ tập trung giải quyết, tháo gỡ 2 vấn đề chính là công tác giải phóng mặt bằng và cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư, bảo vệ môi trường, công nghệ; kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm. Tiếp tục mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư tại tỉnh; thực hiện chế biến sâu khoáng sản, chuyển đổi xanh, hướng tới thị trường tín chỉ carbon; có các giải pháp, phương án đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất…

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng khoáng sản dồi dào, với hơn 100 điểm mỏ, gồm 30 loại khoáng sản như a-pa-tít, đồng, sắt, vàng, gra-phit, chì, kẽm, mô-líp đen... có thể khai thác ở quy mô công nghiệp. Trong đó, riêng ba loại quặng a-pa-tít, đồng, sắt đang được khai thác trên quy mô lớn, hằng năm đạt hàng chục triệu tấn quặng phục vụ sản xuất phân bón, nguyên liệu xây dựng và sản xuất hàng hóa dân dụng khác.

Xác định việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng liên quan đến sự phát triển ổn định và bền vững, trong quá trình xem xét cấp phép Lào Cai luôn ưu tiên các dự án khai thác gắn liền với chế biến sâu, có nhà máy trên địa bàn tỉnh, sử dụng công nghệ sạch, ít hoặc không tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường; gắn việc khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. 

Địa phương này cũng ban hành công văn tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn và quy chế phối hợp trong quản lý tài nguyên khoáng sản, theo đó, đã phân định rõ trách nhiệm cho từng ngành, địa phương quản lý tài nguyên khoáng sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, Chủ tịch UBND các huyện cũng chịu trách nhiệm về chức năng, nhiệm vụ đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương mình quản lý. 

Nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Phân bổ, điều tiết kịp thời các khoản thu từ hoạt động khoáng sản, đảm bảo tỷ lệ theo quy định cho địa phương nơi có khoáng sản để thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

 

 

Bùi Thuận 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline