Hotline: 0941068156

Thứ năm, 29/05/2025 03:05

Tin nóng

Tổng thống Hungary: ‘Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới’

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục sự cố phun trào bùn lầy tại phố Cát Linh

Thủ tướng đề nghị ASEAN và GCC đưa lĩnh vực tăng trưởng xanh trở thành trụ cột hợp tác mới

3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Cần thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 2025

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng

Việt Nam – Pháp: Phát triển mối quan hệ đối tác để xây dựng một tương lai thịnh vượng

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thứ năm, 29/05/2025

Lãng phí tài nguyên đất đai do bị hoang hoá

Thứ hai, 21/04/2025 06:04

TMO - Tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang nhiều năm qua tại một số địa phương ở Quảng Trị không chỉ gây lãng phí tài nguyên, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Do đó, việc triển khai các giải pháp đồng bộ, mang tính căn cơ lâu dài là điều cấp thiết để khắc phục tình trạng hoang hoá ruộng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thích ứng với điều kiện canh tác, tỉnh Quảng Trị đã triển khai các kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Cụ thể, năm 2024, tỉnh dự kiến chuyển đổi 237,09 ha đất lúa sang trồng các loại cây khác và nuôi trồng thủy sản . Năm 2025, kế hoạch chuyển đổi là 187,53 ha, trong đó có 157,53 ha chuyển sang cây trồng hàng năm và 30 ha kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản.

Mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn nhiều địa phương xuất hiện tình trạng ruộng đất bỏ hoang, không canh tác, đặc biệt trong vụ Hè Thu. Thực trạng này diễn ra phổ biến với diện tích ngày càng tăng, gây nhiều hệ lụy và khó khăn trong công tác quản lý, lãng phí nguồn lực đất đai. Đơn cử, tại huyện Triệu Phong, trong tổng số 1.182 ha đất sản xuất nông nghiệp có hơn 300 ha bỏ hoang không sản xuất vụ hè thu, riêng xã Triệu Tân có hơn 150 ha.

Theo Lãnh đạo UBND xã Triệu Tân, các cánh đồng của 6 thôn đều có thể sử dụng để trồng một số loại cây hoa màu như dưa quả, dưa gang, đậu đen xanh lòng... trong vụ Hè Thu. Tuy nhiên một số diện tích do địa hình cao, khô hạn nặng nên không thể canh tác trong vụ hè thu vì thiếu nguồn nước tưới. Theo kết quả khảo sát của Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với 106 HTX, tổ hợp tác của 35 xã/ phường thuộc 7 huyện, thị xã, thành phố, có hơn 2.000 ha đất lúa không canh tác vụ Hè Thu.

Nguyên nhân là thiếu nguồn nước tưới chủ động, dẫn đến việc đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn. Diện tích sản xuất manh mún, không tập trung khiến cho việc canh tác trở nên khó khăn. Nhiều ruộng nằm ở vị trí cao, xa khu dân cư và cuối nguồn nước tưới, làm giảm khả năng tiếp cận nguồn nước cần thiết cho cây trồng. Hệ thống kênh mương hiện tại chưa được đầu tư đồng bộ và nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng. Các mương đất và bê tông hư hỏng, đập dâng nước không còn hoạt động hiệu quả, trong khi cửa cống ngăn mặn cũng gặp tình trạng tương tự.

Đất bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất đai. 

Một số khu vực không nằm trong hệ thống cấp nước của các công trình thủy lợi phải sử dụng nước trời. Tuy nhiên, các hồ chứa hiện tại không đủ dung tích để tích trữ nước, cần được nạo vét hoặc nâng cấp để đảm bảo cung cấp nước thường xuyên cho vụ hè thu.

Ở những vùng chuyển đổi sang cây trồng cạn, đầu vụ ruộng ướt lầy gây khó khăn trong việc làm đất, cày bừa, trễ mùa vụ, giữa vụ khô hạn, nhưng khi có mưa to dễ ngập úng làm chết cây trồng cạn chuyển đổi như đậu xanh, dưa hấu... Mặc dù kết quả khảo sát cho thấy 159,3 ha đất lúa có tiềm năng chuyển đổi sang canh tác cây trồng cạn, song thực tế triển khai đang vấp phải không ít trở ngại.

Tình trạng đầu ra không ổn định, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, yêu cầu vốn đầu tư lớn cùng với hiệu quả kinh tế chưa cao đang khiến nông dân thiếu mặn mà với sự thay đổi này. Thời gian qua, dù đã có nhiều mô hình chuyển đổi được triển khai nhưng phần lớn vẫn chưa đạt được thành công như mong đợi. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, qua khảo sát cho thấy phần lớn diện tích đất lúa không canh tác vụ hè thu do không đảm bảo nguồn nước tưới, hệ thống kênh mương xuống cấp.

Nếu được đầu tư hệ thống kênh mương và các hạng mục khác phục vụ sản xuất thì vẫn mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, để đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất đối với diện tích đất lúa không canh tác vụ hè thu cần một nguồn kinh phí không nhỏ.

Các HTX, tổ hợp tác nông nghiệp cần được củng cố và phát huy vai trò mạnh mẽ hơn trong việc quản lý hệ thống thủy lợi nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật, tìm kiếm thị trường và đại diện cho quyền lợi của nông dân. Đồng thời, cần tăng cường quản lý nhà nước trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả.

Ngoài ra, tại huyện Vĩnh Linh có tổng diện tích đất lúa khoảng 4.032 ha, trong đó diện tích sản xuất vụ Hè Thu hơn 2.500 ha.  Theo thống kê của địa phương, hằng năm có hơn 930 ha đất bỏ hoang, không sản xuất lúa vụ hè thu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt nguồn nước tưới, nhiều diện tích sản xuất không ổn định, thường xuyên bị chuột phá hoại và năng suất thấp, không đủ chi phí. Tại xã Hiền Thành có 200 ha đất ruộng không sản xuất vụ Hè Thu hằng năm, nguyên nhân do thiếu nước tưới, đồng ruộng xa khu dân cư nên chi phí sản xuất cao.

Một số hộ sản xuất với diện tích ít thường bị chuột, trâu bò thả rông gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa và năng suất cuối vụ. Mong muốn của người dân là thực hiện dồn điền đổi thửa để mở rộng diện tích sản xuất, khắc phục tình trạng ruộng manh mún như hiện nay.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất canh tác kém hiệu quả, góp phần gia tăng kinh tế cho nông dân. 

Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính bố trí các nguồn vốn đầu tư công trung hạn để đầu tư làm mới, nâng cấp hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất trên diện tích đất trồng lúa không canh tác vụ Hè Thu. Để nông dân yên tâm bám ruộng, cần có một hệ thống chính sách hỗ trợ toàn diện, bao gồm việc hỗ trợ chi phí sản xuất ban đầu, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản.

Đối với những vùng sản xuất khó khăn về nguồn nước, việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có quy hoạch rõ ràng và chính sách hỗ trợ đầu ra ổn định cho các sản phẩm này.

Nhằm khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang, các địa phương, đơn vị của Quảng Trị cũng đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để động viên nông dân bám ruộng, thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh xây dựng lộ trình chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa kém hiệu quả, bị bỏ hoang sang trồng cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi thủy sản... Mục đích của kế hoạch nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Để sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp hiệu quả, Quảng Trị  xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP của Chính phủ và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Việc hạn chế tình trạng ruộng bỏ hoang đồng nghĩa với việc tạo thêm sinh kế cho người dân nông thôn. Khi đất được sử dụng hiệu quả, người dân có việc làm, thu nhập được nâng lên, từ đó sẽ giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

 

 

Anh Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline