Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Làng du lịch ở Quảng Bình

Thứ sáu, 20/10/2023 08:10

TMO - Làng du lịch Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2023.

Tổ chức Du lịch thế giới vừa chính thức công bố Tân Hóa là "Làng du lịch tốt nhất thế giới". Việt Nam có bốn làng du lịch gửi hồ sơ từ các tỉnh Quảng Bình, Sơn La, Lai Châu và Hòa Bình nhưng Tân Hóa với mô hình "làng du lịch thích ứng với thời tiết" là nơi duy nhất được vinh danh.

Một góc làng Tân Hóa nhìn từ trên cao. Ảnh: Oxalis Adventure. 

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, sau khi đánh giá 260 hồ sơ đăng ký từ 60 quốc gia, UNWTO đã ghi nhận tài nguyên văn hóa, thiên nhiên phong phú, nổi bật của làng Tân Hóa cùng những cam kết và hành động của làng tuân thủ ba trụ cột chính về phát triển du lịch bền vững. Theo đề nghị của Ban giám khảo giải thưởng, UNWTO chính thức công nhận làng Tân Hóa trở thành một trong những Làng Du lịch Tốt nhất của UNWTO. Việc Tân Hóa đạt giải thưởng danh giá này là hành trang vững chắc giúp cho làng tiến ra thế giới, từng bước trở thành trung tâm du lịch trọng điểm vùng tây bắc Quảng Bình.

Làng Tân Hóa cắm biển "Làng du lịch tốt nhất năm 2023" ngày 19/10. Ảnh: Oxalis. 

Vùng đất Tân Hoá ở giữa các dãy núi đá vôi, có nhiều hệ thống hang động được kiến tạo qua hàng triệu năm, ngày xưa nơi đây được bao phủ bởi rừng núi ngút ngàn với nhiều loại gỗ quý và các loại tre nứa, song mây, các loại dược liệu quý và nhiều loại cây thuốc nam khác… Cùng với đó, nhắc đến Tân Hóa, nhiều người sẽ nhớ đến “Thung lũng đựng nước”, vùng “rốn lũ” của huyện miền núi Minh Hoá. Năm lũ ít thì nước ngập sàn nhà, lớn thì nước ngập đến mái. Cảnh nước ngập đến mái nhà không còn xa lạ gì với người dân nơi đây.

Năm 2010, Tân Hóa chứng kiến trận lụt lịch sử với mực nước dâng cao 12 m, nhấn chìm hầu hết nhà cửa. Dân làng phải sơ tán lên các hang đá và vách núi trú ẩn chờ nước rút. Tới năm 2011, người dân Tân Hóa đã có sáng kiến làm bè phao để sống chung với lũ. Sang năm 2012, họ cải tiến thành mô hình nhà nổi, giúp người dân có thể sinh hoạt bình thường trong lũ. 

Giữa cái khó khăn, người dân Tân Hoá đã sáng chế ra chiếc nhà bè. Nhà bè được làm trên khoảng 20 - 30 chiếc thùng phuy rỗng kết lại, khi nước dâng cao, nhờ các thùng phi rỗng này mà nhà nổi theo. Đến năm 2023, gần 620 căn nhà nổi được xây dựng ở xã Tân Hoá từ nguồn tiền ủng hộ của các “mạnh thường quân”, đảm bảo 100% các hộ dân có thể thích ứng, an toàn và sống chung với lũ. Cuộc sống của người dân Tân Hoá ngày nay đang thích ứng với thời tiết và họ sống chung với lũ một cách yên bình.

Nhà bè giúp người dân Tân Hóa thích ứng với thiên tai. 

Nhờ phong cảnh nên thơ đẹp như một bức tranh thuỷ mặc, cùng với hệ thống hang động Tú Làn đẹp lung linh, huyền ảo và cách làm du lịch chuyên nghiệp. Những năm trở lại đây, người dân Tân Hóa đã tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững. Với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, Tân Hóa đã trở thành làng du lịch thích ứng thời tiết với các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng nổi tiếng trong và ngoài nước.

Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất (Best Tourism Villages - BTV) là một sáng kiến toàn cầu của UNWTO, nhằm mục đích nêu bật những ngôi làng nơi du lịch bảo tồn và phát huy các giá trị, sản phẩm và lối sống dựa vào cộng đồng và nông thôn, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và tính bền vững. Sáng kiến này cũng công nhận sự đóng góp của các ngôi làng cho các mục tiêu phát triển bền vững thông qua du lịch.

Tính tới năm 2022, hơn 70 ngôi làng từ gần 40 quốc gia đã được UNWTO công nhận "Làng du lịch tốt nhất". Những ngôi làng này là điển hình về các điểm đến du lịch nông thôn mang lại trải nghiệm chân thực, đa dạng cho du khách, đồng thời tạo cơ hội và lợi ích cho người dân địa phương, môi trường. 

 

 

Thảo Nguyên 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline