Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 29/09/2024 08:09

Tin nóng

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 29/09/2024

Lâm Ðồng tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng

Thứ hai, 23/09/2024 08:09

TMO - Từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được kiểm soát chặt chẽ; đa số diện tích đất lâm nghiệp mới bị lấn chiếm đã được giải tỏa, thu hồi và bàn giao cho các đơn vị chủ rừng để xây dựng kế hoạch trồng lại rừng, đặc biệt số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp đã giảm so với cùng kỳ. 

Là địa phương có diện tích rừng lớn, thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng trên 537 ngàn ha, được phân bố tại 845 tiểu khu thuộc 125 xã/phường/thị trấn trên địa bàn 12 huyện/thành phố. Trong đó, diện tích đất có rừng tính tỷ lệ che phủ rừng trên 533 nghìn ha; tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2023 đạt 54,37%. 

Toàn tỉnh có 27 đơn vị chủ rừng nhà nước. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 278 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai thực hiện dự án với tổng diện tích trên 50 ngàn ha, trong đó có 249/278 doanh nghiệp được thuê rừng với diện tích gần 22 nghìn ha. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, trong 8 tháng qua trong công tác quản lý, bảo vệ rừng là việc giảm mạnh số vụ vi phạm có tính chất phức tạp và nổi cộm. Điều này cho thấy các đơn vị chức năng đã tăng cường và triển khai khá hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng.

Ngành chức năng tỉnh tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng. 

Số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Lâm Đồng cho thấy, 8 tháng của năm 2024, tổng số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phát hiện là 106 vụ, trong đó có 86 vụ/106 vụ đã xác định được đối tượng vi phạm, chiếm 81% và 20 vụ/106 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm, chiếm 19%; diện tích rừng bị thiệt hại 9,69 ha; khối lượng lâm sản thiệt hại là 646,8 m3 gỗ các loại và 10.996 cây lồ ô; tang vật vi phạm gồm 50,5 m3 gỗ tròn/gỗ xẻ các loại và 20 cá thể động vật rừng cân nặng 48,2 kg.

Tổng số vụ vi phạm các cơ quan đã xử lý là 96 vụ; trong đó xử lý hành chính 78 vụ, chuyển xử lý hình sự 18 vụ; tịch thu 159 m3 gỗ tròn/gỗ xẻ các loại. So sánh với cùng kỳ năm 2023 thì số vụ vi phạm giảm 46 vụ (tương ứng giảm 30%); diện tích rừng bị thiệt hại giảm 3,36 ha, lâm sản thiệt hại giảm 459,5 m3. Đặc biệt, các vụ vi phạm phức tạp nổi cộm giảm mạnh. Trong đó 8 tháng qua xảy ra ở huyện Đam Rông 6 vụ; Di Linh 1 vụ; Đức Trọng 1 vụ; Bảo Lâm 1 vụ; Đơn Dương 2 vụ và Lạc Dương 3 vụ; so sánh với cùng kỳ năm 2023 số vụ việc có tính chất phức tạp, nổi cộm giảm 7 vụ. 

Tỉnh đang giao khoán quản lý, bảo vệ rừng với tổng diện tích đạt 456.397,15 ha, giao cho 14.401 hộ dân và 48 tập thể nhận khoán, đặc biệt là giao khoán từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt 399.149 ha với 13.059 hộ và 34 tập thể. Bên cạnh đó, công tác trồng rừng và phủ xanh đất trống cũng đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 2024, các địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh, đảm bảo mục tiêu trồng được 13,6 triệu cây.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã trồng được hơn 6 triệu cây xanh các loại trong đó trồng rừng tập trung (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) là 980.555 cây; trồng cây xanh phân tán (đô thị và nông thôn, trồng trong các trụ sở, cơ quan, đơn vị) là 2,8 triệu cây. Luỹ kế toàn giai đoạn đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 31,19 triệu cây xanh các loại (đạt 62,39% so với Kế hoạch giai đoạn 2020 - 2025).

Công tác phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng được lực lượng kiểm lâm cùng các tổ cộng đồng đẩy mạnh triển khai. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Lâm Đồng vẫn còn nhiều thách thức. Một số địa phương, nhất là cấp cơ sở chưa quan tâm đúng mức, thiếu sâu sát trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định; các đơn vị chủ rừng còn bị động trong công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng, chưa sử dụng hiệu quả lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng trong công tác tuần tra kiểm tra rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm; các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa quyết liệt trong việc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm… 

Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý,  bảo vệ rừng trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền liên quan công tác lâm nghiệp. Đồng thời tiếp tục rà soát củng cố, kiện toàn lại tổ chức, bộ máy và hoạt động của lực lượng kiểm lâm, nâng cao trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn đối với công chức kiểm lâm; kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý và có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

Đặc biệt tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có, quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn và xử lý kịp thời có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; tập trung rà soát, xử lý các vụ phá rừng. 

Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu trong năm 2024 giảm 20% trở lên về diện tích rừng và khối lượng lâm sản thiệt hại so với năm 2023; phối hợp giải tỏa và trồng lại rừng trên toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm mới; số vụ không phát hiện đối tượng vi phạm giảm dưới 15%; tiếp tục đôn đốc chủ rừng trồng rừng để tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh…/. 

 

Ngọc Mai 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline