Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Lâm nghiệp phấn đấu hoàn thành mục tiêu 6 tháng cuối năm

Chủ nhật, 09/07/2023 12:07

TMO - Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã chuẩn bị được khoảng 600 triệu cây giống các loại phục vụ cho kế hoạch trồng rừng năm 2023. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt khoảng 124 nghìn ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành Lâm nghiệp đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp trong chỉ đạo các nhiệm vụ trọng của ngành. Do vậy, ngành Lâm nghiệp duy trì được kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào kết quả chung của ngành Nông nghiệp.

Về phát triển rừng, trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã chuẩn bị được khoảng 600 triệu cây giống các loại phục vụ cho kế hoạch trồng rừng năm 2023. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt khoảng 124 nghìn ha, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đạt 1,6 nghìn ha, giảm 34%; trồng mới rừng sản xuất đạt 122,4 nghìn ha, tăng 4,8%.

Vườn ươm đảm bảo tốt chất lượng cây giống phục vụ trồng rừng đạt hiệu quả cao.

Về phát triển sản xuất, khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc 6 tháng đầu năm 2023 đạt 8,806 triệu m3, tương đương 40% kế hoạch năm 2023, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2022. Cấp chứng chỉ rừng đạt khoảng 29.500 ha (đạt 29,5% kế hoạch năm 2023) và 30.000 ha đã đánh giá xong, chờ cấp chứng chỉ.

Về kim ngạch xuất khẩu lâm sản, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm ước đạt 6,42 tỷ USD, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 36% so với kế hoạch đặt ra. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,96 tỷ USD, giảm 29%, lâm sản ngoài gỗ 455,7 triệu USD, giảm 26,2%. Giá trị xuất siêu ước đạt 5,32 tỷ USD, tương đương 70% so với cùng kỳ 2022.

Cục Lâm nghiệp cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm, cả nước đã thu được 1.416,16 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 42,8% kế hoạch thu năm 2023 và bằng 94,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 6 tháng cuối năm, ngành Lâm nghiệp phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chính đã đề ra. Cụ thể, tốc độ tăng giá trị gia tăng lĩnh vực lâm nghiệp ước đạt khoảng 5%. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt khoảng 17,5 tỷ USD; trồng rừng tập trung ước đạt 245.000 ha; thu dịch vụ môi trường rừng ước đạt 3.200 tỷ đồng.../.

 

 

Bùi Hoàng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline