Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 10:07

Tin nóng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ tư, 02/07/2025

Lâm Đồng phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

Thứ sáu, 21/03/2025 15:03

TMO - Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng xác định, việc phát triển và tham gia các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã giúp người dân nắm bắt và sản xuất theo kế hoạch, quy trình, tiêu chuẩn nhất định, tạo ra các sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 255 chuỗi liên kết với sự tham gia của của gần 32 nghìn nông hộ, 194 doanh nghiệp và 120 hợp tác xã . Quy mô liên kết trong trồng trọt đạt gần 55 nghìn ha, với sản lượng 667 nghìn tấn; trong chăn nuôi đạt 1.100.000 con, sản lượng đạt 170.000 tấn. Tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng đạt khoảng 63% sản lượng nông sản toàn tỉnh.

Qua thực hiện Đề án Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019 - 2023, hiện nay, 100% các sản phẩm được tiêu thụ thông qua chuỗi đều được kiểm soát nguồn gốc, chất lượng thông qua các hợp đồng liên kết...

Địa phương này đã hình thành 255 chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. 

Tại huyện Lạc Dương, địa phương này đang mở rộng các vùng canh tác tập trung công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chí cấp mã số vùng trồng gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ theo tiêu chuẩn chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Qua rà soát đến nay, ngoài 4 khu quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện Lạc Dương đang triển khai 1 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao 300 ha tại thị trấn Lạc Dương; đồng thời đưa vào quy hoạch mới các vùng sản xuất rau, hoa công nghệ cao gồm 100 ha tại Tiểu khu 115, xã Đạ Sar; 100 ha tại thôn Păng Tiêng, xã Lát. 

Toàn huyện Lạc Dương cũng đã hình thành 19 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả, nấm hương, chuối Laba, atiso. Đặc biệt, duy trì 5 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê. Bên cạnh đó, phát triển 1 chuỗi nuôi ong tại xã Đưng K’nớ; 3 chuỗi trồng dâu tây, dược liệu đương quy tại xã Đạ Nhim; 2 chuỗi trồng đẳng sâm và nấm linh chi đỏ tại xã Lát; 1 chuỗi rau, củ, quả tại Đạ Sar; 2 chuỗi chanh dây tại xã Đạ Chais và xã Lát; 4 chuỗi nấm hương và atiso trên địa bàn toàn huyện.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện, sự hình thành và phát triển mô hình liên kết chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ bước đầu nâng lên chất lượng sản phẩm hàng hóa; nguồn vốn ngân sách sử dụng hiệu quả, đúng mục đích Qua đó, giúp nông dân ổn định đầu ra và thu nhập, an tâm sản xuất, doanh nghiệp có vùng nguyên liệu nông sản tập trung đảm bảo chất lượng an toàn để đầu tư công nghệ chế biến, xuất khẩu…

Hàng năm huyện Lạc Dương đều huy động các nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp sơ chế, chế biến nông sản như: đào tạo nghề, đầu tư máy móc, tem mác, bao bì sản phẩm. Cụ thể, toàn huyện Lạc Dương có 16 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê, atiso, hồng ăn trái, nấm, đông trùng hạ thảo với nhãn hiệu truy xuất nguồn gốc xuất xứ, nâng cao uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Việc đẩy mạnh liên kết góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. 

Theo đánh giá của ngành chức năng Lâm Đồng, hình thức sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tiếp tục tăng cả về quy mô, số lượng và chất lượng; số hộ tham gia thấp nhưng quy mô, diện tích tham gia cao hơn so với cùng các năm trước, số hợp tác xã tham gia tăng.

Năm 2025, Lâm Đồng phấn đấu phát triển trên 20 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; với trên 35.000 hộ tham gia. Trong lĩnh vực trồng trọt diện tích liên kết đạt 56.000 ha, sản lượng đạt trên 800.000 tấn; trong chăn nuôi tổng đàn tham gia chuỗi đạt 1.300.000 con, tổng sản phẩm đạt trên 190.000 tấn.

Cũng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu gieo trồng đạt 424.149 ha, giá trị thu hoạch bình quân trên 300 triệu đồng/năm/ha. Diện tích nông nghiệp công nghệ cao hơn 72.100 ha (trong đó, diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ thông minh 1.000 ha), chiếm 21,6% diện tích canh tác.

Diện tích chuyển đổi, trồng mới trên 16.400 ha, giảm diện tích giá trị dưới 50 triệu đồng/ha còn 17.200 ha, chiếm 5,2% diện tích canh tác. Toàn tỉnh đạt 56.000 ha canh tác liên kết, sản lượng trên 800.000 tấn; thành lập mới ít nhất 20 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số toàn tỉnh lên 480 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 60% hợp tác xã hoạt động xếp loại khá, tốt.

Sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị, chế biến và phát triển thương hiệu đặc trưng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Những khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung gắn thương hiệu đặc trưng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ trong các khâu sơ chế, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, qua đó tăng hiệu quả kinh tế đối với người sản xuất…/.

 

Bùi Thu 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline