Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 07:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Lâm Đồng: Nhiều thách thức trong quản lý, khai thác tài nguyên nước

Thứ hai, 31/03/2025 09:03

TMO - Thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp công trình để bảo vệ, cải thiện chất lượng các nguồn nước mặt. Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, cải tạo nâng cấp các bãi rác và hệ thống xử lý nước rỉ rác... 

Tỉnh Lâm Đồng có khoảng 60 con sông, suối với 7 hệ thống sông chính là sông Cam Ly, Đa Nhim, Đạ Huoai, Đa Dâng, Đồng Nai, La Ngà, Krông Nô. Toàn tỉnh có  444 công trình khai thác thủy lợi, 37 công trình thủy điện đã vận hành, 14 công trình cấp nước sinh hoạt đô thị, 64 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước đang phải chịu nhiều sức ép lớn khi nhu cầu về nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, trong khi nguy cơ suy giảm nguồn nước cả về số lượng và chất lượng do biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa. Trên địa bàn tỉnh, nguồn nước mặt có dấu hiệu gia tăng mức độ ô nhiễm.

Tỉnh Lâm Đồng tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. 

Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh chất lượng nguồn nước sông, hồ giai đoạn 2019 - 2023 trên địa bàn có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm, thể hiện qua các thông số BOD5, COD, tổng Nitơ, tổng Photpho. Bên cạnh đó, sông Đạ Dâng, Cam Ly, La Ngà có chất lượng nước từ kém đến trung bình nên cần được cải thiện để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. 

Toàn tỉnh có 222 nguồn điểm phát sinh nước thải. Tổng lưu lượng nước thải từ các nguồn thải điểm là 1,061 m3/s. Tải lượng các chất ô nhiễm chính từ các nguồn thải điểm trên địa bàn tỉnh là 12.286,199 tấn/năm. Các nguồn ô nhiễm trên địa bàn tỉnh gồm: vùng tập trung hoạt động dân cư, sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp trồng trọt, hoạt động chăn nuôi, hoạt động công nghiệp,...

Ngoài ra, mùa khô thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, hạn hán ở Lâm Đồng diễn ra từ tháng 1 đến tháng 5, xảy ra mang tính cục bộ, không ở mức nghiêm trọng, nhưng nhiều khu vực trên địa bàn cũng có nguy cơ thiếu nước.

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2026 - 2030 nhằm mục đích dự báo xu hướng, diễn biến chất lượng nước mặt nội tỉnh, từ đó đề xuất được mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào nguồn nước nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ, quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt.

Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đối với đô thị loại I, loại II từ 60% trở lên; đô thị loại III từ 20% trở lên; đô thị loại IV, loại V từ 15% trở lên. 100% các dự án đầu tư mới, doanh nghiệp, bệnh viện, doanh trại, khu chung cư và khu dân cư mới hoạt động phải đạt cột A quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng hiện hành.

Các doanh nghiệp, doanh trại, cơ sở, khu chung cư và khu dân cư đang hoạt động phải đầu tư, cải tiến công trình xử lý để đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành và phù hợp với quy định phân vùng tiếp nhận nước thải theo lộ trình cắt giảm xả thải. Tổng tải lượng ô nhiễm cần cắt giảm là 11.567 tấn/năm. Triển khai hiệu quả các giải pháp công trình để bảo vệ, cải thiện chất lượng các nguồn nước mặt. Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, chợ truyền thống, bệnh viện, các trung tâm y tế; cải tạo nâng cấp các bãi rác và hệ thống xử lý nước rỉ rác.

Hồ Đankia - Suối Vàng cung cấp nước ngọt chính cho hai nhà máy nước sinh hoạt cung cấp cho TP Đà Lạt và một phần thị trấn Lạc Dương. 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong mùa khô năm 2025 (từ tháng 1 đến tháng 7/2025) trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, đảm bảo nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác trên nguyên tắc điều hòa, phân phối tài nguyên nước công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân trên địa bàn tỉnh. 

Đồng thời, giúp khai thác hợp lý, tránh cạn kiệt nguồn nước dưới đất và suy thoái chất lượng nước trên cơ sở ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro hạn hán, lũ lụt và phù hợp với thực trạng nguồn nước của tỉnh, Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực Đồng Nai và sông Srêpốk, trên cơ sở tiết kiệm nước, tránh thất thoát, lãng phí, dự phòng nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước trong các tháng cuối mùa khô.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan đầu mối; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh kết quả thực hiện vào cuối mùa khô.

Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình thủy lợi tổ chức rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh các quy trình vận hành hồ chứa, công trình, hệ thống công trình thủy lợi bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, chống thất thoát, lãng phí nước và bảo đảm lưu thông của dòng chảy trong hệ thống công trình, không gây ứ đọng, ô nhiễm nguồn nước.

UBND các huyện, thành phố thực  hiện các biện pháp theo dõi, giám sát, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nguồn. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, thực hiện điều tiết, điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng nước theo nguyên tắc ưu tiên cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội; hạn chế phân phối nguồn nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết; khai thác luân phiên giữa các nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất...

Ngoài ra, trong năm 2025, toàn tỉnh tiến hành kiểm kê chỉ tiêu về khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, xả thải vào nguồn nước, lượng nước mặt tại 9 sông chính thuộc lưu vực sông Ea Krông Nô và sông Đồng Nai, phạm vi 250 m tính từ mép sông. Cụ thể gồm 8 sông Da Que Yon, Da Dang, Cam Ly, Da Loi, Đạ Guoay, Đạ Tẻh, La Ngà, Da Ri Am với tổng chiều dài 618,8 m thuộc lưu vực sông Đồng Nai; 1 sông Đạ R’sal thuộc lưu vực sông Ea Krông Nô có chiều dài 47 km.

Đồng thời, kiểm kê tổng dung tích các hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 trở lên; hồ chứa thủy điện với công suất lắp máy trên 50 KW. Kết quả kiểm kê làm cơ sở để lập, điều chỉnh kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo đảm an ninh tài nguyên nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.../.

 

Thanh Vân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline