Hotline: 0941068156

Thứ năm, 24/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ năm, 24/04/2025

Lâm Đồng đa dạng giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ hai, 21/04/2025 06:04

TMO - Trước những tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thích ứng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần xây dựng địa phương phát triển bền vững trong bối cảnh khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp.

Thời gian qua, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Lâm Đồng đã không ngừng gia tăng, gây thiệt hại đến sản xuất, sinh hoạt của địa phương. Một số loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh như: Lốc xoáy, mưa đá, nắng nóng, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, sạt lở đất, sụt lún đất, sương muối, sương mù…

Mức độ tác động, quy mô ảnh hưởng và tần suất xuất hiện ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân. Điều này đã tác động đến các vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là tài nguyên, môi trường, du lịch và đời sống người dân.

Ngoài ra, BĐKH còn làm cho nhiều hệ sinh thái dễ bị tổn thương, các quá trình sinh trưởng, sinh sản của nhiều loài động, thực vật bị thay đổi, đe dọa sự tồn tại, phát triển của nhiều quần thể nhỏ, quý hiếm. Chính vì vậy, nhiều năm qua, Lâm Đồng đã xác định công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Trong đó, Lâm Đồng xác định công tác tuyên truyền về ứng phó với BĐKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cho biết, trung bình hàng năm, các cơ quan, đơn vị tổ chức trên 10 đợt tuyên truyền, tập huấn đối với các nội dung liên quan. Các cơ quan, ban, ngành của tỉnh thường xuyên tuyên truyền, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, đảm bảo sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của BĐKH.

Lâm Đồng là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH. 

Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, như: tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các ngày kỷ niệm có liên quan. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH và bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, hằng năm, ngành Nông nghiệp, các địa phương đều thực hiện, triển khai các kế hoạch phòng ngừa nguy cơ gây sạt lở và lũ quét trên địa bàn cũng như đối với các dự án và nhiệm vụ thường xuyên ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan (ngập lụt, lũ quét, hạn hán…).

Thống kê trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Nông nghiệp đã thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa 23 công trình thủy lợi với với tổng kinh phí là 158,03 tỷ đồng. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, các năm qua, địa phương đều đã triển khai tốt nhiệm vụ lập báo cáo đánh giá giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH trên địa bàn nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm kê khí nhà kính, cập nhật đóng góp về thích ứng với BĐKH phục vụ đánh giá nỗ lực toàn cầu định kỳ, đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương do BĐKH.

Đặc biệt, các sở, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện các mục tiêu trong Đề án Quản lý nhà kính, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với BĐKH đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm dần, tiến tới không còn diện tích nhà kính tại các khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn TP Đà Lạt và các huyện lân cận. Song song đó, sẽ chuyển dần sang phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp du lịch cảnh quan, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030 giảm dần, hoặc không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị. 

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ giải tỏa 100% nhà kính xây dựng trái quy định và giảm 20% diện tích nhà kính sản xuất nông nghiệp tại các vùng nội ô, nội thị, khu dân cư (các phường trên địa bàn TP Đà Lạt và các thị trấn các huyện lân cận) so với hiện trạng của năm 2022. Tiến tới năm 2030 giảm dần, không còn diện tích nhà kính tại khu vực nội ô, nội thị, khu dân cư trên địa bàn Đà Lạt. Theo đánh giá, năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được nâng lên trong 10 năm qua.

Tài nguyên thiên nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, giảm phát thải khí CO2.

Xác định ứng phó BĐKH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quyết định sự phát triển bền vững của địa phương tỉnh Lâm Đồng chú trọng thực hiện quyết liệt. Tỉnh ủy Lâm Đồng đã xác định công tác tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết, Kế hoạch triển khai các hoạt động ứng phó BĐKH là cấp thiết.

Đặc biệt, trước đó tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương sớm ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Tỉnh cũng đã hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của địa phương về thực hiện Chiến lược Quốc gia về BĐKH.

Những năm gần đây thông qua các chương trình, kế hoạch tuyên truyền các sở, ban, ngành trên địa bàn đã triển khai công tác chủ động ứng phó BĐKH trong nhiều lĩnh vực chuyên môn như tập trung tuyên truyền giảm phát thải cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cộng đồng dân cư, đối với hoạt động ứng phó tập trung tuyên truyền tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung gần Vườn Quốc gia, rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Bên cạnh đó, địa phương còn đẩy mạnh triển khai Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “phát triển đô thị Việt Nam ứng dụng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030”, ngày 22/9/2022, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 7174/KH-UBND về phát triển triển đô thị ứng biến biến đổi khí hậu trên địa bàn bàn Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030.

Kế hoạch chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và các tầng lớp Nhân dân toàn tỉnh trong điều hành, quản lý phát triển đô thị ứng phó BĐKH. Đồng thời thúc đẩy phát triển công trình xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh; sử dụng phương tiện, thiết bị, công nghệ hiệu suất cao trong xây dựng công trình, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH, phát triển đô thị bền vững…/.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline