Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 07:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Kon Tum khai thác lợi thế phát triển kinh tế dược liệu

Thứ tư, 28/02/2024 07:02

TMO - Kon Tum là tỉnh có điều kiện khí hậu, thời tiết, sinh thái, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển kinh tế dược liệu quý cho giá trị kinh tế cao. 

Rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong phú, nơi có môi trường thuận lợi cho nhiều loài dược liệu quý phát triển đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy, những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh Kon Tum luôn chú trọng phát triển các diện tích dược liệu, nhằm nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp.

Báo cáo điều tra về tiềm năng dược liệu của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết, tỉnh Kon Tum có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc. Trong đó, ngoài sâm Ngọc Linh, còn có nhiều loài dược liệu có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao, như đảng sâm, đương quy, ngũ vị tử. Chưa kể rất nhiều loại cây dược liệu khác được nhân dân sử dụng trị bệnh chưa được định danh.

Những năm gần đây, với việc xây dựng và triển khai mạnh mẽ hàng loạt chủ trương, chính sách phát triển dược liệu, đến tháng 12/2023, tỉnh đã có khoảng 2.385ha sâm Ngọc Linh và khoảng 7.716,7ha cây dược liệu khác (đảng sâm, đương quy, nghệ vàng, sa nhân...). Nhờ định hướng phát triển của tỉnh Kon Tum, giờ đây người dân ở tỉnh đã trồng hàng nghìn ha cây thuốc quý, giúp họ không những thoát nghèo mà còn bảo vệ rừng khỏi nạn chặt phá rừng.

Đồng bào Xơ Đăng khai thác lợi thế tự nhiên, mở rộng diện tích vùng trồng Sâm Ngọc Linh cho hiệu quả kinh tế cao. 

Tu Mơ Rông là 1 trong 2 huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum có 11 xã đặc biệt khó khăn. Trong đó, xã Tê Xăng được bao quanh bởi dãy núi Ngọc Linh cao khoảng 2.000m. Vì địa hình đồi núi cao nên người dân bản địa Xơ Đăng đều sống dựa vào những cánh ruộng bậc thang. Cuộc sống kinh tế của bà con cũng bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Năm 2015, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện dự án trồng sâm Ngọc Linh tại xã Tê Xăng. Hàng trăm người dân trên địa bàn xã đều được tuyển dụng vào chăm sóc vườn sâm cho doanh nghiệp.

Nhận thấy những giá trị kinh tế cao, người dân cũng mạnh dạn vay vốn chính sách để trồng sâm trên đỉnh Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh được trồng trên núi Ngọc Linh ở độ cao 1.200-1.500m, nơi có khí hậu lạnh, thổ nhưỡng phì nhiêu cho loài dược liệu quý phát triển. Để thu được củ, phải mất từ 7-8 năm. Giá của những củ sâm này cũng sẽ phụ thuộc vào năm tuổi và trọng lượng mỗi củ. Giá cao nhất có thể lên đến 300 triệu đồng/kg. 

Để phát triển nguồn dược liệu quý, tỉnh Kon Tum đã xây dựng "Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". Theo đó, tỉnh đã xây dựng được vùng dược liệu tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Một số sản phẩm từ dược liệu của Kon Tum đã được thị trường đón nhận. Việc phát triển dược liệu đã góp phần giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay, Kon Tum là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất cả nước 1.800 ha với mô hình đa dạng, điển hình nhất là liên kết với người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số... Mỗi năm, Kon Tum có khả năng cung ứng hơn 1 triệu cây giống cho người dân. Trong đó, Tu Mơ Rông hiện là địa phương có nhiều diện tích trồng sâm Ngọc Linh nhất của tỉnh Kon Tum. Toàn huyện hiện trồng 1.700 ha sâm, trong đó người dân trồng 100 ha với khoảng 600 hộ tham gia. Đáng chú ý, nhờ vào dược liệu, giai đoạn 2020-2022, toàn huyện có 1.947 hộ thoát nghèo; trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ cây sâm Ngọc Linh.

Với những lợi thế được thiên nhiên ban tặng, tỉnh Kon Tum đề ra mục tiêu và hướng đến khai thác tiềm năng, lợi thế về dược liệu; sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn dược liệu tự nhiên hiện có; phát triển Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025.

Cây dược liệu góp phần ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 

Việt Nam được đánh giá có nguồn dược liệu đa dạng, dược liệu tự nhiên quý hiếm khá phong phú. Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng trên 5.100 loài cây dược liệu. Với nguồn dược liệu này, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế và thậm chí xuất khẩu.

Về xuất khẩu dược liệu, nước ta đang có những thế mạnh ở một số mặt hàng trọng tâm như: Quế hồi, sả, chanh, nghệ, gấc…Riêng nghệ, Việt Nam đang ký hợp đồng xuất khẩu với Nhật, Mỹ và đang không đủ sản lượng để xuất khẩu.

Đối với cây quế, hiện diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000 ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu. Hiện, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc. Hiện nay, với quế, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tinh dầu thô sang Trung Quốc và một số nước khác. Theo ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 200.000 ha quế. Vùng quế trồng quế lớn nhất của Việt Nam là tại Yên Bái. Bộ Y tế đang định hướng cho một số tỉnh có điều kiện thích hợp như Quảng Nam, Cao Bằng, Lào Cai tập trung phát triển loại cây trồng này. Trong khi đó, hồi là loài cây bản địa rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn là Việt Nam và Trung Quốc.

Hiện tại 22 tỉnh thành đang thụ hưởng và thực hiện sự đầu tư của Nhà nước về phát triển các cây dược liệu trọng điểm và mỗi tỉnh đang làm thí điểm khoảng 1 huyện, mỗi huyện chọn từ một vài loại dược liệu để làm sao phát triển trở thành kinh tế mũi nhọn, sau này trở thành những mô hình nhân rộng để phát triển. Để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu cần các Bộ ngành phối hợp phát triển công nghiệp chế biến cây dược liệu, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho bà con vùng trồng. Doanh nghiệp tăng cường tham gia triển lãm quốc tế, hội trợ nhằm tìm đối tác.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline