Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 12:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Kon Tum đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ hai, 02/09/2024 05:09

TMO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh Kon Tum phấn đấu tất cả các hộ dân tộc thiểu số đều có đất ở và đất sản xuất.

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, thời gian qua tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất phấn đấu đến năm 2025 tất cả các hộ dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại đều có đất ở và đất sản xuất. Toàn tỉnh Kon Tum hiện còn hơn 2.200 hộ DTTS thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất. Cụ thể, về đất ở còn 875 hộ, trong đó, hơn 330 hộ thiếu đất và gần 540 hộ không có đất ở. Về đất sản xuất còn hơn 1.300 hộ, trong đó, có hơn 800 hộ thiếu đất và còn hơn 550 hộ không có đất sản xuất.  

UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Tài chính tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, quyết định về chính sách đất đai cho đồng bào DTTS. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã rà soát các trường hợp thiếu hoặc không có đất để giao, cho thuê theo quy định. Quản lý các trường hợp vi phạm chính sách đất đai đối với vùng đồng bào DTTS.

Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 48/2023/QĐ-UBND quy định định mức đất ở, đất sản xuất làm cơ sở xác định hộ gia đình chưa có đất ở; không có hoặc thiếu đất sản xuất để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2023, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Về quy định, định mức đất ở cho mỗi hộ gia đình để làm cơ sở xác định hộ gia đình chưa có đất ở, Quyết định nêu rõ là hộ gia đình không có đất ở hoặc có đất ở nhưng diện tích đất nhỏ hơn 50m2.

Đối với định mức đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình được cấp một trong 5 loại đất với diện tích cụ thể: 1 ha đất rừng sản xuất; 0,5 ha đất nương rẫy; 0,25 ha đất trồng lúa nước 1 vụ; 0,15 ha đất trồng lúa nước 2 vụ trở lên; 0,25 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đối với hộ gia đình có từ 5 nhân khẩu trở lên thì diện tích đất được cấp sẽ bằng định mức nêu trên nhân với hệ số 1,2.

Giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Kon Tum phấn đấu tất cả các hộ dân tộc thiểu số đều có đất ở và đất sản xuất. 

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, từ 2003 đến đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã thực hiện các chính sách về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt được một số kết quả. Cụ thể, tổng số hộ đã được hỗ trợ đất sản xuất và đất ở là 11.237 lượt hộ, trong đó hỗ trợ đất sản xuất cho 7.206 hộ, hỗ trợ đất ở cho 4.031 hộ với tổng kinh phí 108.047,4 triệu đồng, trong đó ngân sách Trương ương 34.998,7 triệu đồng, ngân sách địa phương 2.961,7 triệu đồng và vốn vay tín dụng 70.087 triệu đồng.

Việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS có đất để làm nhà ở ổn định, các hộ được hỗ trợ đất sản xuất từng bước phát triển sản xuất trên diện tích đất được hỗ trợ để nâng cao thu nhập hộ gia đình, giảm bớt khó khăn về tình trạng thiếu lương thực, góp phần làm tăng sản lượng lương thực của địa phương, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Một số địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ đã chuyển nội dung hỗ trợ về đất sản xuất sang hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề, như: chăn nuôi bò cái, dê cái sinh sản; mua máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất.

Thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu Ban Dân tộc tỉnh và các địa phương thường xuyên theo dõi các quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để kịp thời tham mưu về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định. Căn cứ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, các quy định của pháp luật và tình hình thực tế tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện, tham mưu cấp thẩm quyền chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào DTTS trên địa bàn, đảm bảo hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh.

UBND tỉnh giao các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ của địa phương về đất đai đối với đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh; Quy định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người DTTS. Triển khai các giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh theo quy định; Triển khai thực hiện cho vay đến các đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng đảm bảo kịp thời, đúng quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào DTTS trên địa bàn quản lý đảm bảo phù hợp theo tình hình thực tế của từng địa phương. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, nắm chắc danh sách các hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất; xác định nhu cầu, nội dung, đối tượng thụ hưởng để ưu tiên hỗ trợ từ nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Thu Anh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline