Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Kon Tum bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu quý hiếm

Thứ năm, 28/03/2024 07:03

TMO - Nhằm phát huy những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, Kon Tum đang tập trung các nguồn lực để phát triển dược liệu, mục tiêu trở thành vùng trọng điểm dược liệu của quốc gia. Trong đó, việc bảo tồn, phát triển dược liệu quý hiếm được tỉnh Kon Tum chú trọng.  

Nằm ở ngã ba Ðông Dương, giáp với Lào và Campuchia, Kon Tum có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên thích nghi, là môi trường thuận lợi cho nhiều loại dược liệu quý hiếm sinh trưởng và phát triển. Địa phương này có hơn 63% đất tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp. Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, rừng ở Kon Tum có giá trị lớn về sinh học, nguồn gen, dịch vụ môi trường rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng; trong đó, nhiều loài lâm sản có tính dược liệu cao, trữ lượng lớn đem lại giá trị kinh tế. 

Theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn tỉnh hiện có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc; 30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 27 loài cây thuốc có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, lan Kim Tuyến, Hồng đẳng sâm... Với những lợi thế được thiên nhiên ban tặng, tỉnh Kon Tum đề ra mục tiêu và hướng đến khai thác tiềm năng, lợi thế về dược liệu; sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn dược liệu tự nhiên hiện có; phát triển Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025.

Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu chủ lực được tỉnh Kon Tum đẩy mạnh bảo tồn, phát triển. 

Nghị quyết Ðại hội lần thứ 16 Ðảng bộ tỉnh Kon Tum xác định, tập trung đầu tư phát triển các loại dược liệu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của tỉnh... Tăng cường đầu tư đồng bộ từ khâu bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sản xuất, quản lý giống, nguồn giống gốc đến sản xuất, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Ðể khai thác tiềm năng, thế mạnh về dược liệu, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển dược liệu với mục tiêu đến năm 2030, hình thành được vùng trồng dược liệu tập trung với diện tích sâm Ngọc Linh khoảng 10 nghìn ha, các cây dược liệu khác khoảng 15 nghìn ha, sản lượng các loại dược liệu đạt trên 130 nghìn tấn. Ðến năm 2045, tỉnh Kon Tum phấn đấu trở thành trung tâm dược liệu lớn của cả nước với 16 nghìn ha sâm Ngọc Linh, 20 nghìn ha cây dược liệu khác.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã quan tâm, chỉ đạo lập quy hoạch phát triển từng loại dược liệu cho phù hợp, nhất là các huyện trọng điểm phát triển dược liệu như Tu Mơ Rông, Ðăk Glei, Kon Plông, xây dựng phương án thí điểm trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo vệ rừng bền vững, theo đó quy hoạch 1.220 ha trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh để phát triển các loài dược liệu; xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng với tổng diện tích hơn 102.000 ha, trong đó có 10.000 ha rừng để phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

Tại huyện Tu Mơ Rông, đến nay trên địa bàn huyện đã phát triển được gần 3.000ha cây dược liệu, trong đó có hơn 1.710ha sâm Ngọc Linh. Trong 3 năm qua, trên địa bàn có gần 2.000 hộ thoát nghèo, trong đó phần lớn nhờ vào trồng, mua, bán dược liệu. Thông tin từ UBND xã Tê Xăng cho biết: Xã đã xác định dược liệu là cây mũi nhọn để phát triển triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững. Bởi vậy trong thời gian qua xã đã triển khai xây dựng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, kêu gọi thu hút đầu tư, các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, diện tích cây dược liệu trên địa bàn xã là 215,2haCòn ở xã Ngọc Lây, trên địa bàn xã hiện đã có 267/514 hộ trồng sâm Ngọc Linh, nhiều nhất là tại thôn Lộc Bông gần như 100% hộ dân đều trồng sâm Ngọc Linh. Các hộ dân thành lập lại thành nhóm hộ cùng trồng, chăm sóc và bảo vệ cả ngày, lẫn đêm. Theo báo cáo của UBND xã Ngọc Lây, nhờ thu nhập từ cây dược liệu và sâm Ngọc Linh nên năm 2022, trên địa bàn xã giảm được 63 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 13,54%. 

Tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, việc mở rộng diện tích trồng cây dược liệu đồng thời góp phần nâng cao đời sống của người dân. 

Diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện Kon Plông đến nay gần 1.200 ha, với các cây trồng chủ yếu là sâm dây, sa nhân, nghệ, đương quy, sả Java, lan kim tuyến..., đồng thời đang khoanh vùng, bảo tồn, khai thác và phát triển các loại cây dược liệu như ngũ vị tử, sơn tra, chè dây, chuối rừng,.. chủ trương của huyện là phát triển toàn diện các loại dược liệu, nhất là dược liệu dưới tán rừng và chế biến sâu các loại dược liệu. Ðây là một trong những định hướng chủ lực phát triển kinh tế của huyện cũng như của tỉnh.

Dự kiến đến năm 2050, huyện Kon Plông sẽ phát triển hơn 1.000 ha cây dược liệu và thu hút các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn. Ðối với các hộ dân tộc thiểu số, huyện đang vận động và hỗ trợ chuyển đổi mạnh mẽ cây trồng, chuyển các diện tích cây có thu nhập thấp sang diện tích trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao hơn (thu nhập cao hơn) cho người dân xóa đói, giảm nghèo.

Từ năm 2022, UBND huyện Đăk Glei ưu tiên phân bổ nguồn tăng thu của huyện hỗ trợ 2 xã Mường Hoong, Ngọc Linh 200 triệu đồng để tổ chức gieo ươm cây dược liệu tại thôn Làng Mới (Mường Hoong); kêu gọi các đơn vị có năng lực tổ chức ươm giống quế 60.000 cây, lan kim tuyến 20.000 cây để hỗ trợ cho người dân  xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh. Đến nay, huyện Đăk Glei đã trồng được 612ha cây dược liệu các loại; trong đó cây sâm Ngọc Linh có 39ha, các loại cây dược liệu khác có 573ha (gừng, nghệ, sơn tra, đinh lăng...), tập trung chủ yếu ở các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp, Đăk Choong.

Đặc biệt, UBND huyện Đăk Glei khuyến khích nhân dân đầu tư, phát triển dược liệu thông qua các loại hình kinh tế tập thể; thúc đẩy liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có khả năng đầu tư sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết giá trị.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, để hình thành được vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và sớm trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước, tỉnh Kon Tum đang đề nghị Chính phủ cho chủ trương xây dựng chương trình/dự án đầu tư phát triển dược liệu trọng điểm quốc gia sử dụng Ngân sách hỗ trợ của Trung ương; đồng thời ban hành chương trình phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 và định hướng đến 2045 để các địa phương chủ động triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy mở rộng diện tích có sâm Ngọc Linh, đa dạng các sản phẩm chế biến từ sâm để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum đề nghị được thực hiện thí điểm trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bảo vệ bền vững tài nguyên rừng đặc dụng. Trên cơ sở đánh giá mô hình thí điểm phát triển các loài dược liệu có giá trị trong rừng đặc dụng của cả nước, chúng tôi đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển dược liệu, nhất là cơ chế tiếp cận vốn vay ưu đãi để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh nói riêng. 

 

 

Hồng Ngát 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline